• 28/06 cập nhật đăng ký đăng nhập qua Google & Facebook

5 cách bảo vệ smartphone dưới trời nắng nóng 40 độ

TenHoshi

Administrator
Staff member
Trusted Uploader
Như mọi thiết bị công nghệ nào khác, smartphone có kẻ thù lớn là nhiệt độ. Loại pin được các nhà sản xuất tích hợp lên các dòng điện thoại thông minh hiện nay chính là pin Lithium-ion, chúng có thể bị mất dần khả năng tích trữ điện và nhanh hỏng hơn nếu bị quá nhiệt kéo dài. Không chỉ vậy, hệ thống linh kiện điện tử bên trong smartphone cũng có thể bị hủy hoại dưới điều kiện nhiệt độ cao.



Những ngày này, miền Bắc nước ta đang phải hứng chịu đợt nắng nóng đỉnh điểm với mức nhiệt lên tới 40 – 41 độ C. Do đó, hiện tượng quá nhiệt trên smartphone hoàn toàn có thể xảy ra, hãy áp dụng ngay 5 cách dưới đây để đảm bảo sức khỏe cho chiếc điện thoại yêu quý của mình.



Hãy giữ smartphone ở nơi thoáng mát

Trong quá trình sử dụng smartphone, bạn có thấy máy bị nóng dần lên không? Đó là do pin của thiết bị đang trong cường độ hoạt động cao. Nhiệt độ của pin điện thoại sẽ tăng lên từ từ khi chúng ta dùng thiết bị hoặc để smartphone dưới ánh nắng quá lâu, nhưng ngưỡng nhiệt này chỉ nên dừng lại ở một mức độ an toàn đã được nhà sản xuất quy định sẵn nếu không muốn rơi vào tình trạng quá nhiệt.



Hầu như tất cả các dòng điện thoại hiện nay đều mang trong mình cảm biến nhiệt độ để cảnh báo người sử dụng nếu thiết bị vượt quá ngưỡng nhiệt cho phép hoặc thậm chí tự tắt nguồn để đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Apple từng đưa ra khuyến cáo rằng nhiệt độ môi trường tối ưu để iPhone có thể chạy mượt mà là từ 16 tới 22 độ C, bạn nên cẩn trọng khi mức nhiệt vượt quá 35 độ C bởi nó có thể tạo thành ảnh hưởng lớn tới pin.



3db339ae1add6043ac3528d9d1a3c2de.jpeg

Apple khuyến cáo nhiệt độ tối ưu để dùng iPhone là từ 16 tới 22 độ C​



Tránh bỏ máy trong xe hơi hoặc dưới ánh nắng chói chang

Hành động để quên điện thoại lại trong xe hơi giữa thời tiết nắng nóng như hiện nay là rất nguy hiểm. Không gian kín trong ô tô sẽ hấp nhiệt trực tiếp từ ánh sáng mặt trời qua các ô cửa kính xe và giữ lại, khiến không khí trở nên nóng bức vì không được người dùng làm mát bằng hệ thống điều hòa. Do đó, nếu buộc phải để máy lại trong xe hay dưới ánh nắng mặt trời, hãy cố gắng tắt smartphone đi hoặc bọc chúng lại bằng vải.



9061bd3a77514412300c12c02b39fd1f.jpeg

Đừng để quên điện thoại trong xe hơi dưới trời nắng gắt​



Làm nguội smartphone trước khi dùng

Sau khi cầm điện thoại từ một môi trường nắng nóng sang nơi có nhiệt độ mát mẻ, hãy cố gắng chờ đợi để thiết bị có thời gian nguội bớt trước khi bắt đầu bật máy lên dùng. Điều này cũng áp dụng với trường hợp vừa sạc smartphone xong bởi khi đó thiết bị chưa kịp thoát nhiệt.



3bc224f5a29165aafdf146c8b08a3f0f.jpeg

Thao tác trên áp dụng cho cả smartphone mới sạc xong​



Tắt toàn bộ các tính năng gây ngốn pin

Có những tính năng ngốn pin smartphone và làm cho máy nóng lên rất nhanh khi sử dụng cùng lúc như: 3G hoặc 4G, chạy đa nhiệm nhiều ứng dụng hay kích hoạt độ sáng màn hình cao. Lời khuyên chân thành cho bạn là nên hạn chế sử dụng các tính năng này và dùng điện thoại ở chế độ tiết kiệm năng lượng dưới trời nắng nóng để kiểm soát pin tốt hơn, đồng thời giảm tải hiện tượng quá nhiệt.



a4cdb515a253f63e2b717bb3a3c58fcb.jpeg

Kích hoạt chế độ tiết kiệm năng lượng để giảm tải tiêu thụ pin​

Hãy tắt máy khi không dùng tới

Khi mà điều kiện nhiệt độ môi trường lên cao như hiện nay, những thao tác nhẹ nhàng với các tác vụ nhỏ cũng có thể khiến điện thoại của bạn nóng lên nhanh chóng. Vì thế, hãy tắt nguồn thiết bị khi không có nhu cầu dùng để đảm bảo tự smartphone không phát sinh thêm nhiệt.



Nếu bạn gặp phải trường hợp điện thoại tự tắt vì quá nóng, hãy bình tĩnh và chờ khoảng 15 phút cho thiết bị ổn đinh nhiệt độ rồi khởi động lại và tiếp tục sử dụng.




Hãy tắt máy khi không dùng smartphone​





Tổng hợp Internet
 

Guest Post 2022

Top