Với các vật có độ cao như ly nước, bánh kem nhiều tầng bạn nên chụp trực diện, còn góc 45 độ phù hợp khi chụp cận cảnh món ăn.
Chụp ảnh ẩm thực là chủ đề ‘hot’ trong những năm gần đây. Bằng kinh nghiệm của mình, Lương Minh Nhựt, 25 tuổi – một Foodstylist ‘lấn sân’ sang nhiếp ảnh để ‘khoe’ những món ăn ngon của mình chia sẻ cách chụp ảnh đồ ăn bằng điện thoại khá đơn giản nhưng nghệ thuật. Để có bức ảnh chụp đồ ăn đẹp, Nhựt luôn chú trọng những yếu tố như: ánh sáng, sắp đặt, bối cảnh, hậu cảnh và góc chụp…
Theo Nhựt, để có những tấm ảnh lung linh bạn phải đặc biệt chọn góc chụp phù hợp từng món ăn. Thông thường, ảnh chụp đồ ăn sẽ ở góc 45 độ, 90 độ, hoặc trực diện… tùy vào tạo hình của món ăn. Với góc 45 độ, ảnh sẽ có độ sâu, rất hợp khi chụp cận cảnh món ăn, nhưng nên tránh những vật có chiều cao như ly nước, bánh kem nhiều tầng…
90 độ là góc máy dễ với những ai mới tập tành chụp ẩm thực, góc 90 độ giúp lấy được toàn cảnh, rất thích hợp với những món ăn có nhiều màu sắc như rau xanh, cà chua…
Góc chụp trực diện phù hợp với hầu hết các món ăn. Ngoài ra, để có bức ảnh đẹp bạn phải có background lý tưởng. Không món ăn nào trông đẹp với background lộn xộn cả. Nếu chụp trên bàn ăn hay ghế, bạn phải tránh để lộ ra những thứ rối ren như ổ cắm điện phía sau, những đồ dùng lộn xộn xung quanh.
Nhựt thường chọn những background có ánh đèn lấp lánh để tạo hiệu ứng bokeh cho bức ảnh. Để làm được điều này, Nhựt thường sử dụng chiếc điện thoại có tính năng chụp ảnh xóa phông tốt. Galaxy J7+ là công cụ chụp ảnh mà Nhựt luôn mang theo khi làm việc để tranh thủ chụp lại những ‘thành quả’ của chính mình và khoe với mọi người ngay lúc đó. Thao tác khá đơn giản, bạn chỉ cần mở camera, chọn tính năng Live Focus, lấy nét chủ thể chính và điều chỉnh độ mờ của hậu cảnh. Nhựt khá hài lòng về khả năng chụp xóa phông của Galaxy J7+ chỉ với vài bước nhanh chóng, mà không cần đến camera chuyên dụng.
Vấn đề ánh sáng, theo Foodstylist này, bạn nên chụp đồ ăn bên cạnh cửa sổ có ánh sáng khuếch tán. Trường hợp chụp ảnh ban đêm trong phòng, với những ánh đèn ở phía sau hậu cảnh thường phải dùng đến những công cụ hắt sáng và phản quang. Nhưng không phải lúc nào Nhựt cũng muốn ‘vác’ hết những công cụ to cồng kềnh theo bên cạnh. Giải pháp nhanh chóng trong những lúc này chính là tận dụng khả năng chụp ảnh thiếu sáng trên chiếc điện thoại di động nhỏ gọn. Chiếc Galaxy J7+ được Nhựt chọn là biện pháp thay thế cho những công cụ hắt sáng nặng nề, to tướng.
Chụp ảnh ẩm thực là chủ đề ‘hot’ trong những năm gần đây. Bằng kinh nghiệm của mình, Lương Minh Nhựt, 25 tuổi – một Foodstylist ‘lấn sân’ sang nhiếp ảnh để ‘khoe’ những món ăn ngon của mình chia sẻ cách chụp ảnh đồ ăn bằng điện thoại khá đơn giản nhưng nghệ thuật. Để có bức ảnh chụp đồ ăn đẹp, Nhựt luôn chú trọng những yếu tố như: ánh sáng, sắp đặt, bối cảnh, hậu cảnh và góc chụp…
Theo Nhựt, để có những tấm ảnh lung linh bạn phải đặc biệt chọn góc chụp phù hợp từng món ăn. Thông thường, ảnh chụp đồ ăn sẽ ở góc 45 độ, 90 độ, hoặc trực diện… tùy vào tạo hình của món ăn. Với góc 45 độ, ảnh sẽ có độ sâu, rất hợp khi chụp cận cảnh món ăn, nhưng nên tránh những vật có chiều cao như ly nước, bánh kem nhiều tầng…
90 độ là góc máy dễ với những ai mới tập tành chụp ẩm thực, góc 90 độ giúp lấy được toàn cảnh, rất thích hợp với những món ăn có nhiều màu sắc như rau xanh, cà chua…
Bạn cũng nên chọn cách bày trí món ăn tối giản, xác định cái nào là chính, cái nào là phụ, tránh khiến cho bức ảnh trở nên rối mắt.
Với góc chụp trực diện, thích hợp với nhiều cách bày trí khác nhau, đặc biệt là các món có độ cao như ly nước, bánh kem nhiều tầng…
Góc chụp trực diện phù hợp với hầu hết các món ăn. Ngoài ra, để có bức ảnh đẹp bạn phải có background lý tưởng. Không món ăn nào trông đẹp với background lộn xộn cả. Nếu chụp trên bàn ăn hay ghế, bạn phải tránh để lộ ra những thứ rối ren như ổ cắm điện phía sau, những đồ dùng lộn xộn xung quanh.
Nhựt thường chọn những background có ánh đèn lấp lánh để tạo hiệu ứng bokeh cho bức ảnh. Để làm được điều này, Nhựt thường sử dụng chiếc điện thoại có tính năng chụp ảnh xóa phông tốt. Galaxy J7+ là công cụ chụp ảnh mà Nhựt luôn mang theo khi làm việc để tranh thủ chụp lại những ‘thành quả’ của chính mình và khoe với mọi người ngay lúc đó. Thao tác khá đơn giản, bạn chỉ cần mở camera, chọn tính năng Live Focus, lấy nét chủ thể chính và điều chỉnh độ mờ của hậu cảnh. Nhựt khá hài lòng về khả năng chụp xóa phông của Galaxy J7+ chỉ với vài bước nhanh chóng, mà không cần đến camera chuyên dụng.
Vấn đề ánh sáng, theo Foodstylist này, bạn nên chụp đồ ăn bên cạnh cửa sổ có ánh sáng khuếch tán. Trường hợp chụp ảnh ban đêm trong phòng, với những ánh đèn ở phía sau hậu cảnh thường phải dùng đến những công cụ hắt sáng và phản quang. Nhưng không phải lúc nào Nhựt cũng muốn ‘vác’ hết những công cụ to cồng kềnh theo bên cạnh. Giải pháp nhanh chóng trong những lúc này chính là tận dụng khả năng chụp ảnh thiếu sáng trên chiếc điện thoại di động nhỏ gọn. Chiếc Galaxy J7+ được Nhựt chọn là biện pháp thay thế cho những công cụ hắt sáng nặng nề, to tướng.