‘Bạn đã thay đổi’.
Đây có lẽ là câu nói ám chỉ sự kết thúc của quá nhiều thứ.
Về cơ bản, đây là cách diễn đạt khác của một câu nói phổ biến hơn: ‘Nó chấm dứt rồi’.
Những từ ngữ này có thể diễn tả sự kết thúc của một tình bạn, một mối quan hệ, hợp tác hay thứ gì đó đại loại như vậy mà chính bạn là người ‘tạo ra’ sự kết thúc đó.
Không ít người cảm thấy sợ và ghét khi bị nhận xét là ‘đã thay đổi’.
Tuy nhiên, câu nói này thực sự có ý nghĩa gì?
Nó có nghĩa là ai đó đã thay đổi và người khác không. Người không thay đổi, đa phần, chính là người nói với bạn rằng ‘bạn đã thay đổi’.
Vậy tại sao sự thay đổi này lại trở thành thứ xấu xa như vậy? Sự thay đổi này không phải chính là thứ mà đã đưa tất cả chúng ta đến đúng nơi chúng ta đang đứng hiện tại có đúng không? Sự thay đổi, cải tiến, đổi mới này không phải là thứ duy nhất mà sẽ giúp tất cả chúng ta bước sang một thời kỳ mới? Để tiến bộ hơn nữa?
Tôi đoán nó chính là như vậy. Nhưng, ai cũng thích sự bảo đảm và an toàn. Càng lớn càng tốt. Thế nên, ai cũng ngại thay đổi dù biết rằng thay đổi sẽ giúp họ phát hiện ra rất nhiều thứ.
Most people die at 25 and aren’t buried until they’re 75 – Benjamin Franklin
Phần lớn mọi người đã chết ở tuổi 25, chỉ có điều, đến tuổi 75 mới chôn mà thôi.
Đến tuổi 25 (hoặc trong khoảng như vậy), nếu không dám sống cho những mục đích và đam mê của bản thân mà cứ mãi bám theo một cái khuôn có sẵn của những người đi trước, hẳn bạn đã đã ‘chết lâm sàng’. Chúng ta ‘chết’ mà không biết là mình đã ‘chết’, ‘chết’ ở trong tinh thần, trong ý nghĩ, dù sức khỏe và thể trạng hoàn toàn bình thường như những người chưa ‘chết’.
Trong một thế giới khi không còn thứ gì được gọi là an toàn nữa thì con người càng khao khát sự ổn định hơn bao giờ hết. Thế nên, chúng ta bám giữ lấy những thứ mà chúng ta đã biết. Chúng ta không muốn thay đổi. Chúng ta muốn những gì đã đạt được cứ mãi như vậy. Mãi mãi.
Ngay cả khi, ‘hội chứng’ ngại thay đổi kéo chúng ta không thể nào tiếp tục để tiến bộ, để trở thành người tốt hơn, để có thể khai phá điểm mạnh của bản thân và mở khóa tiềm năng đích thực của mỗi người. Dù biết vậy nhưng rất nhiều cứ cảm thấy…. ngại!
Thay đổi chính là bản chất của cuộc sống, là quy luật của vũ trụ. Một khi là quy luật của vũ trụ, không một ai có thể chống đối hoặc đứng ngoài tầm tác động của nó. Chúng ta sẽ không thể tưởng tượng ra và càng không thể sống trong một thế giới không hề thay đổi mỗi ngày. Vì thế giới không thay đổi thì hẳn chúng ta cũng không thể nào tồn tại trên đời được.
Phần lớn con người đều ngại thay đổi. Cả cuộc đời dường như chỉ muốn mãi quẩn quanh trong cái được gọi là ‘vùng an toàn’. ‘Vùng an toàn’ ấy được bao bọc bởi những gì bạn đã biết – đã được học – đã được nghe – đã có kinh nghiệm – đã quen thuộc…; rồi bạn lại sống, lại làm việc trong môi trường mà ở đó có những con người, phương tiện và những thứ khiến bạn yên tâm, thoải mái. Dần dà, bạn chẳng hề muốn thoát khỏi đó, bởi bạn sợ sự ‘an toàn’ sẽ biến mất.
Thế nhưng, cái gọi là ‘an toàn’ ấy không phải cứ ‘an toàn’ mãi. Về lâu dài, cuộc đời bạn sẽ vô cùng nhàm chán. Điều đó, cũng như việc bạn ra biển nhưng chỉ biết ôm ấy cái phao – bạn cảm thấy an toàn khi ôm chặt chiếc phao và luẩn quẩn ở gần bờ… Nếu cứ mãi thế thì đến bao giờ bạn mới biết bơi, đến bao giờ bạn mới biết biển cả rộng lớn vô cùng và ở phía dưới làn nước trong xanh ấy còn có cả một thế giới vô cùng đa dạng, sặc sỡ với sự tồn tại của hàng trăm sinh vật khác…
Tại sao bạn không thể cứ ăn mãi một món ăn? Vì bạn cảm thấy nhàm chán và thậm chí…. không thể nuốt nổi.
Đọc một cuốn sách vài lần bạn đã thấy chán, xem một bộ phim tới lần thứ 3 đã thấy nản và thường phải cách rất lâu, bạn mới có ‘động lực’ để xem lại (nếu bộ phim đó có ý nghĩa và ảnh hưởng rất lớn tới suy nghĩ của bạn).
Nếu cứ mãi làm một việc thì một ngày nào đó trong tuần, bạn sẽ cảm thấy cuộc đời mình sao mà tẻ nhạt, đơn điệu đến thế….
The adventure of life is to learn. The purpose of life is to grow. The nature of life is to change. The challenge of life is to overcome. The essence of life is to care. The opportunity of like is to serve. The secret of life is to dare. The spice of life is to befriend. The beauty of life is to give – William Arthur Ward.
Chuyến phiêu lưu của đời là học hỏi. Mục đích của đời là trưởng thành. Bản tính của đời là thay đổi. Thách thức của đời là vượt qua. Tinh túy của đời là quan tâm. Cơ hội của đời là phụng sự. Bí mật của đời là dám làm. Hương vị của đời là giúp đỡ. Vẻ đẹp của đời là cho đi.
Tôi biết. Rất khó, thay đổi vô cùng khó (với nhiều người là như vậy). Nhưng, thay đổi có thể là ‘đại lượng không đổi’ duy nhất mà chúng ta phải đương đầu trong cuộc đời. Đó là thứ duy nhất sẽ luôn luôn ở đó. Và bạn buộc phải ‘vồ vập’ lấy nó.
Đến đây, tôi cũng muốn cảnh báo bạn một điều, không phải ai cũng thành công khi thay đổi.
Thế giới bên ngoài ‘vùng an toàn’ của bạn rộng lớn đấy, hùng vĩ đấy nhưng nó chỉ dành cho những người thực sự dũng cảm, có ước mơ, dám thay đổi mình, dám từ bỏ những thói quen xấu và sự thoải mái đang có để bứt phá. Nếu vẫn duy trì sự sợ hãi, chây ì, thiếu định hướng, vô định… thì bạn chẳng thể nào tồn tại được.
Thế nên, khi đã quyết định thay đổi thì hãy sẵn sàng buông bỏ những thứ không cần thiết và đặt quyết tâm cao độ vào những thứ quan trọng hơn mà sát với mục tiêu bạn muốn đạt được.
Từ bây giờ, bất cứ khi nào có ai đó nói ‘bạn đã thay đổi’ thì bạn đã hiểu câu nói này có ý gì rồi đấy.
Bạn có thể đang đi đúng đường đến một nơi hay mọi nơi bạn muốn.
Đừng vội an phận theo lối mòn khi lòng bạn còn băn khoăn câu hỏi: ‘Không biết ngược dòng thì cuộc đời mình sẽ ra sao?’. Hãy thử trước khi quá muộn. Bởi phần thưởng dành cho người can đảm đang chờ đợi bạn.
Cập nhật: 20/07/2016 Vân Anh – Theo Medium
Đây có lẽ là câu nói ám chỉ sự kết thúc của quá nhiều thứ.
Về cơ bản, đây là cách diễn đạt khác của một câu nói phổ biến hơn: ‘Nó chấm dứt rồi’.
Những từ ngữ này có thể diễn tả sự kết thúc của một tình bạn, một mối quan hệ, hợp tác hay thứ gì đó đại loại như vậy mà chính bạn là người ‘tạo ra’ sự kết thúc đó.
Không ít người cảm thấy sợ và ghét khi bị nhận xét là ‘đã thay đổi’.
Tuy nhiên, câu nói này thực sự có ý nghĩa gì?
Nó có nghĩa là ai đó đã thay đổi và người khác không. Người không thay đổi, đa phần, chính là người nói với bạn rằng ‘bạn đã thay đổi’.
Vậy tại sao sự thay đổi này lại trở thành thứ xấu xa như vậy? Sự thay đổi này không phải chính là thứ mà đã đưa tất cả chúng ta đến đúng nơi chúng ta đang đứng hiện tại có đúng không? Sự thay đổi, cải tiến, đổi mới này không phải là thứ duy nhất mà sẽ giúp tất cả chúng ta bước sang một thời kỳ mới? Để tiến bộ hơn nữa?
Tôi đoán nó chính là như vậy. Nhưng, ai cũng thích sự bảo đảm và an toàn. Càng lớn càng tốt. Thế nên, ai cũng ngại thay đổi dù biết rằng thay đổi sẽ giúp họ phát hiện ra rất nhiều thứ.
Most people die at 25 and aren’t buried until they’re 75 – Benjamin Franklin
Phần lớn mọi người đã chết ở tuổi 25, chỉ có điều, đến tuổi 75 mới chôn mà thôi.
Đến tuổi 25 (hoặc trong khoảng như vậy), nếu không dám sống cho những mục đích và đam mê của bản thân mà cứ mãi bám theo một cái khuôn có sẵn của những người đi trước, hẳn bạn đã đã ‘chết lâm sàng’. Chúng ta ‘chết’ mà không biết là mình đã ‘chết’, ‘chết’ ở trong tinh thần, trong ý nghĩ, dù sức khỏe và thể trạng hoàn toàn bình thường như những người chưa ‘chết’.
Trong một thế giới khi không còn thứ gì được gọi là an toàn nữa thì con người càng khao khát sự ổn định hơn bao giờ hết. Thế nên, chúng ta bám giữ lấy những thứ mà chúng ta đã biết. Chúng ta không muốn thay đổi. Chúng ta muốn những gì đã đạt được cứ mãi như vậy. Mãi mãi.
Ngay cả khi, ‘hội chứng’ ngại thay đổi kéo chúng ta không thể nào tiếp tục để tiến bộ, để trở thành người tốt hơn, để có thể khai phá điểm mạnh của bản thân và mở khóa tiềm năng đích thực của mỗi người. Dù biết vậy nhưng rất nhiều cứ cảm thấy…. ngại!
Thay đổi chính là bản chất của cuộc sống, là quy luật của vũ trụ. Một khi là quy luật của vũ trụ, không một ai có thể chống đối hoặc đứng ngoài tầm tác động của nó. Chúng ta sẽ không thể tưởng tượng ra và càng không thể sống trong một thế giới không hề thay đổi mỗi ngày. Vì thế giới không thay đổi thì hẳn chúng ta cũng không thể nào tồn tại trên đời được.
Phần lớn con người đều ngại thay đổi. Cả cuộc đời dường như chỉ muốn mãi quẩn quanh trong cái được gọi là ‘vùng an toàn’. ‘Vùng an toàn’ ấy được bao bọc bởi những gì bạn đã biết – đã được học – đã được nghe – đã có kinh nghiệm – đã quen thuộc…; rồi bạn lại sống, lại làm việc trong môi trường mà ở đó có những con người, phương tiện và những thứ khiến bạn yên tâm, thoải mái. Dần dà, bạn chẳng hề muốn thoát khỏi đó, bởi bạn sợ sự ‘an toàn’ sẽ biến mất.
Thế nhưng, cái gọi là ‘an toàn’ ấy không phải cứ ‘an toàn’ mãi. Về lâu dài, cuộc đời bạn sẽ vô cùng nhàm chán. Điều đó, cũng như việc bạn ra biển nhưng chỉ biết ôm ấy cái phao – bạn cảm thấy an toàn khi ôm chặt chiếc phao và luẩn quẩn ở gần bờ… Nếu cứ mãi thế thì đến bao giờ bạn mới biết bơi, đến bao giờ bạn mới biết biển cả rộng lớn vô cùng và ở phía dưới làn nước trong xanh ấy còn có cả một thế giới vô cùng đa dạng, sặc sỡ với sự tồn tại của hàng trăm sinh vật khác…
Tại sao bạn không thể cứ ăn mãi một món ăn? Vì bạn cảm thấy nhàm chán và thậm chí…. không thể nuốt nổi.
Đọc một cuốn sách vài lần bạn đã thấy chán, xem một bộ phim tới lần thứ 3 đã thấy nản và thường phải cách rất lâu, bạn mới có ‘động lực’ để xem lại (nếu bộ phim đó có ý nghĩa và ảnh hưởng rất lớn tới suy nghĩ của bạn).
Nếu cứ mãi làm một việc thì một ngày nào đó trong tuần, bạn sẽ cảm thấy cuộc đời mình sao mà tẻ nhạt, đơn điệu đến thế….
The adventure of life is to learn. The purpose of life is to grow. The nature of life is to change. The challenge of life is to overcome. The essence of life is to care. The opportunity of like is to serve. The secret of life is to dare. The spice of life is to befriend. The beauty of life is to give – William Arthur Ward.
Chuyến phiêu lưu của đời là học hỏi. Mục đích của đời là trưởng thành. Bản tính của đời là thay đổi. Thách thức của đời là vượt qua. Tinh túy của đời là quan tâm. Cơ hội của đời là phụng sự. Bí mật của đời là dám làm. Hương vị của đời là giúp đỡ. Vẻ đẹp của đời là cho đi.
Tôi biết. Rất khó, thay đổi vô cùng khó (với nhiều người là như vậy). Nhưng, thay đổi có thể là ‘đại lượng không đổi’ duy nhất mà chúng ta phải đương đầu trong cuộc đời. Đó là thứ duy nhất sẽ luôn luôn ở đó. Và bạn buộc phải ‘vồ vập’ lấy nó.
Đến đây, tôi cũng muốn cảnh báo bạn một điều, không phải ai cũng thành công khi thay đổi.
Thế giới bên ngoài ‘vùng an toàn’ của bạn rộng lớn đấy, hùng vĩ đấy nhưng nó chỉ dành cho những người thực sự dũng cảm, có ước mơ, dám thay đổi mình, dám từ bỏ những thói quen xấu và sự thoải mái đang có để bứt phá. Nếu vẫn duy trì sự sợ hãi, chây ì, thiếu định hướng, vô định… thì bạn chẳng thể nào tồn tại được.
Thế nên, khi đã quyết định thay đổi thì hãy sẵn sàng buông bỏ những thứ không cần thiết và đặt quyết tâm cao độ vào những thứ quan trọng hơn mà sát với mục tiêu bạn muốn đạt được.
Từ bây giờ, bất cứ khi nào có ai đó nói ‘bạn đã thay đổi’ thì bạn đã hiểu câu nói này có ý gì rồi đấy.
Bạn có thể đang đi đúng đường đến một nơi hay mọi nơi bạn muốn.
Đừng vội an phận theo lối mòn khi lòng bạn còn băn khoăn câu hỏi: ‘Không biết ngược dòng thì cuộc đời mình sẽ ra sao?’. Hãy thử trước khi quá muộn. Bởi phần thưởng dành cho người can đảm đang chờ đợi bạn.
Cập nhật: 20/07/2016 Vân Anh – Theo Medium