Trước tiên TCN cám ơn tới những thành viên đã quan tâm tới chuyên mục Thủ thuật và chúng tôi đã nhân, trả lời rất nhiều thư hỏi đáp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Đây là vấn đề rất nhiều Webmaster quan tâm và chưa có hướng giải quyết về sử dụng Hosting Free. Nhược điểm lớn nhất của Hosting Free hiện nay bảo mật kém, tốc độ chậm, chặn nhiều hàm, giới hạn rất nhiều thứ cả dung lượng đến băng thông…
Để đảm bảo tính bảo mật và tăng tốc độ trình tải Website chúng tôi khuyên các Webmaster sử dụng dịch vụ CDN của CloudFlare. Vậy CloudFlare là gì ? Nó có chức năng như thế nào ? Và tại sao phải sử dụng nó ?
CloudFlare là một dịch vụ proxy trung gian, bạn nên hiểu như vậy cho nó đơn giản. Nghĩa là thay vì tên miền website của bạn kết nối trực tiếp vào máy chủ thông qua địa chỉ IP của máy chủ, thì CloudFlare sẽ làm nhiệm vụ làm kết nối trung gian, nghĩa là mỗi lượt truy cập đều phải xử lý thông qua CloudFlare trước khi đến máy chủ.
Ở cái proxy trung gian đó, CloudFlare hoạt động như một tường lửa để bảo vệ website của bạn khỏi các nạn spam, nếu bạn dùng các gói trả phí của nó thì nó còn giúp bạn phát hiện ra mã độc, các truy cập bất hợp pháp và kể cả chống tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).
Ngoài ra, CloudFlare còn được xem như là một dịch vụ DNS trung gian rất tốt và CDN miễn phí (Content Devilery Network) giúp website bạn dù đặt máy chủ ở đâu nhưng nó vẫn có tốc độ truy cập rất tốt với người dùng. Và mới đây nhất, CloudFlare còn cho phép bạn sử dụng giao thức SSL/HTTPS hoàn toàn miễn phí để gia tăng tính bảo mật cho website.
Tóm lại CloudFlare sẽ giúp Webmaster đang sử dụng Hosting Free có những lợi ích gì ?
– CloudFlare sẽ tăng tốc độ tải Website nó sẽ xác định người dùng đang ở đâu và lưu trữ máy chủ gần đó nhất. Vd: Người dùng vào Website từ Vietnam thì nó sẽ tự động lưu trữ dữ liệu máy chủ tại Singapore để tăng tốc độ tải dữ liệu về cho dù máy chủ thật sự của bạn có nằm ở tận US đi chăng nữa. Ngoài ra CloudFlare còn hỗ trợ miễn phí sử dụng giao thức HTTPS tăng tính bảo mật, hỗ trợ tốt cho SEO và CloudFlare hoàn toàn Miễn phí.
– Tăng bảo mật, ẩn Ip thực
– Tiết kiệm băng thông: lượng băng thông giảm hẳn chỉ còn 1/2 hoăc 1/3 so với trước khi dùng.
– Cập nhật DNS: rất nhanh, chỉ trong vài phút.
– Cung cấp cho bạn những tính năng tuyệt vời và miễn phí
– Hỗ trợ SSL cho website miễn phí
– Triển khai CDN rất đơn giản và hiệu quả
– Chức năng điều hướng trên thiết bị di động
…
Cài đặt CloudFlare như thế nào ?
Việc cài đặt CloudFlare khá đơn giản đối với những ai đã từng tự mình biết cách cài đặt DNS khi lần đầu đăng ký mua tên miền. Quá trình cài đặt gồm 4 bước. CloudFlare sẽ quét cài đặt DNS hiện tại của bạn, yêu cầu bạn kiểm tra lại, sau đó hướng dẫn bạn cách chuyển sang DNS mới của CloudFlare. Hiện nay, việc cài đặt CloudFlare về cơ bản là tự động, nhưng thay đổi DNS không phải ai cũng biết thực hiện, do đó nếu làm không đúng sẽ khiến website ngừng hoạt động trong vài tiếng thậm chí là nhiều ngày.
* Trong bài viết tiếp theo TCN sẽ hưỡng dẫn chi tiết cài đặt CloudFlare hoàn chỉnh.
Chức năng chính của CloudFlare ?
Một khi cài đặt hoàn tất và đã thay đổi DNS có hiệu lực, CloudFlare sẽ cache một số tập tin của website vào 5 trung tâm dữ liệu ở Chicago, Ashburn, San Jose, Amsterdam và Tokyo… giúp khách viếng thăm website truy cập nhanh hơn bằng cách cung cấp nội dung từ máy chủ gần với nơi đang truy cập nhất. Đồng thời, CloudFlare còn lọc các web spammer đã biết, tấn công bằng botnet hay các hiểm nguy tương tự.
Bạn có thể theo dõi thông tin thống kê, hay các nguy hiểm nhằm vào website nhờ vào dashboard được thiết kế rất tốt của CloudFlare, bạn cũng có thể biết website đã được tăng tốc bao nhiêu phần trăm.
Khuyến nghị từ các chuyên gia
Chỉ nên sử dụng CloudFlare trong các trường hợp sau:
– Website đặt tại máy chủ nước ngoài, có lượng traffic chủ yếu ở VN hoặc lượng traffic toàn thế giới vì website của bạn có máy chủ đặt tại Việt Nam, khách truy cập cũng chủ yếu đến từ Việt Nam thì việc sử dụng CloudFlare làm chậm đi tốc độ tải trang của bạn rõ rệt.
– Muốn che giấu địa chỉ ip máy chủ website của bạn.
– Bảo mật Website, chặn các cuộc tấn công DDOS vừa và nhỏ.
Lời kết: Hiện nay trên thế giới có rất nhiều dịch vụ tương tự trả phí như Amazon, Incapsula… Nhưng CloudFlare là một sản phẩm đáng để dùng thử vì các bước cài đặt đầu tiên khá đơn giản, hoàn toàn tự động và được tích hợp những ứng dụng, công nghệ bảo mật tốt nhất cho các Webmaster.
Để đảm bảo tính bảo mật và tăng tốc độ trình tải Website chúng tôi khuyên các Webmaster sử dụng dịch vụ CDN của CloudFlare. Vậy CloudFlare là gì ? Nó có chức năng như thế nào ? Và tại sao phải sử dụng nó ?
CloudFlare là một dịch vụ proxy trung gian, bạn nên hiểu như vậy cho nó đơn giản. Nghĩa là thay vì tên miền website của bạn kết nối trực tiếp vào máy chủ thông qua địa chỉ IP của máy chủ, thì CloudFlare sẽ làm nhiệm vụ làm kết nối trung gian, nghĩa là mỗi lượt truy cập đều phải xử lý thông qua CloudFlare trước khi đến máy chủ.
Ở cái proxy trung gian đó, CloudFlare hoạt động như một tường lửa để bảo vệ website của bạn khỏi các nạn spam, nếu bạn dùng các gói trả phí của nó thì nó còn giúp bạn phát hiện ra mã độc, các truy cập bất hợp pháp và kể cả chống tấn công từ chối dịch vụ (DDoS).
Ngoài ra, CloudFlare còn được xem như là một dịch vụ DNS trung gian rất tốt và CDN miễn phí (Content Devilery Network) giúp website bạn dù đặt máy chủ ở đâu nhưng nó vẫn có tốc độ truy cập rất tốt với người dùng. Và mới đây nhất, CloudFlare còn cho phép bạn sử dụng giao thức SSL/HTTPS hoàn toàn miễn phí để gia tăng tính bảo mật cho website.
Tóm lại CloudFlare sẽ giúp Webmaster đang sử dụng Hosting Free có những lợi ích gì ?
– CloudFlare sẽ tăng tốc độ tải Website nó sẽ xác định người dùng đang ở đâu và lưu trữ máy chủ gần đó nhất. Vd: Người dùng vào Website từ Vietnam thì nó sẽ tự động lưu trữ dữ liệu máy chủ tại Singapore để tăng tốc độ tải dữ liệu về cho dù máy chủ thật sự của bạn có nằm ở tận US đi chăng nữa. Ngoài ra CloudFlare còn hỗ trợ miễn phí sử dụng giao thức HTTPS tăng tính bảo mật, hỗ trợ tốt cho SEO và CloudFlare hoàn toàn Miễn phí.
– Tăng bảo mật, ẩn Ip thực
– Tiết kiệm băng thông: lượng băng thông giảm hẳn chỉ còn 1/2 hoăc 1/3 so với trước khi dùng.
– Cập nhật DNS: rất nhanh, chỉ trong vài phút.
– Cung cấp cho bạn những tính năng tuyệt vời và miễn phí
– Hỗ trợ SSL cho website miễn phí
– Triển khai CDN rất đơn giản và hiệu quả
– Chức năng điều hướng trên thiết bị di động
…
Cài đặt CloudFlare như thế nào ?
Việc cài đặt CloudFlare khá đơn giản đối với những ai đã từng tự mình biết cách cài đặt DNS khi lần đầu đăng ký mua tên miền. Quá trình cài đặt gồm 4 bước. CloudFlare sẽ quét cài đặt DNS hiện tại của bạn, yêu cầu bạn kiểm tra lại, sau đó hướng dẫn bạn cách chuyển sang DNS mới của CloudFlare. Hiện nay, việc cài đặt CloudFlare về cơ bản là tự động, nhưng thay đổi DNS không phải ai cũng biết thực hiện, do đó nếu làm không đúng sẽ khiến website ngừng hoạt động trong vài tiếng thậm chí là nhiều ngày.
* Trong bài viết tiếp theo TCN sẽ hưỡng dẫn chi tiết cài đặt CloudFlare hoàn chỉnh.
Chức năng chính của CloudFlare ?
Một khi cài đặt hoàn tất và đã thay đổi DNS có hiệu lực, CloudFlare sẽ cache một số tập tin của website vào 5 trung tâm dữ liệu ở Chicago, Ashburn, San Jose, Amsterdam và Tokyo… giúp khách viếng thăm website truy cập nhanh hơn bằng cách cung cấp nội dung từ máy chủ gần với nơi đang truy cập nhất. Đồng thời, CloudFlare còn lọc các web spammer đã biết, tấn công bằng botnet hay các hiểm nguy tương tự.
Bạn có thể theo dõi thông tin thống kê, hay các nguy hiểm nhằm vào website nhờ vào dashboard được thiết kế rất tốt của CloudFlare, bạn cũng có thể biết website đã được tăng tốc bao nhiêu phần trăm.
Khuyến nghị từ các chuyên gia
Chỉ nên sử dụng CloudFlare trong các trường hợp sau:
– Website đặt tại máy chủ nước ngoài, có lượng traffic chủ yếu ở VN hoặc lượng traffic toàn thế giới vì website của bạn có máy chủ đặt tại Việt Nam, khách truy cập cũng chủ yếu đến từ Việt Nam thì việc sử dụng CloudFlare làm chậm đi tốc độ tải trang của bạn rõ rệt.
– Muốn che giấu địa chỉ ip máy chủ website của bạn.
– Bảo mật Website, chặn các cuộc tấn công DDOS vừa và nhỏ.
Lời kết: Hiện nay trên thế giới có rất nhiều dịch vụ tương tự trả phí như Amazon, Incapsula… Nhưng CloudFlare là một sản phẩm đáng để dùng thử vì các bước cài đặt đầu tiên khá đơn giản, hoàn toàn tự động và được tích hợp những ứng dụng, công nghệ bảo mật tốt nhất cho các Webmaster.