• 28/06 cập nhật đăng ký đăng nhập qua Google & Facebook

Sự khác nhau giữa OSI và TCP IP Model, so sánh mô hình OSI, TCP/IP

TenHoshi

Administrator
Staff member
Trusted Uploader
TCP/IP là một giao thức truyền thông cho phép kết nối máy chủ với internet. Ngược lại, OSI là một cổng kết nối giữa mạng và người dùng cuối. Để tìm hiểu kĩ hơn về hai giao thức mạng này, chúng ta hãy cùng đi dến tìm hiểu sự khác nhau giữa OSI và TCP/IP Model nhé.

TCP/IP là một giao thức truyền thông cho phép kết nối máy chủ với internet. Ngược lại, OSI là một cổng kết nối giữa mạng và người dùng cuối. TCP/IP đề cập đến Giao thức điều khiển truyền vận Transmission Control Protocol được sử dụng trên internet và các ứng dụng trên internet. Giao thức này ban đầu được xây dựng theo hợp đồng tại Bộ Quốc phòng Mỹ và đã phát triển để cho phép các thiết bị khác nhau kết nối được với internet.

OSI là Open Systems Interconnection , một cổng kết nối được phát triển bởi Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO).

Điểm khác giữa OSI và TCP IP Model là gì? Đầu tiên là mô hình thực hiện trên OSI và TCP IP Model được phát triển.

TCP/IP bắt nguồn từ việc thực hiện mô hình OSI, dẫn đến sự đổi mới này. OSI được phát triển như một mô hình tham khảo có thể được sử dụng online. Mô hình dựa trên TCP/IP được phát triển, hướng tới một mô hình xoay quanh internet. Mô hình mà OSI được phát triển là một mô hình lý thuyết chứ không phải là internet.

TCP có 4 tầng bao gồm: Link Layer (tầng liên kết), Internet Layer (tầng mạng), Application Layer (tầng ứng dụng) và Transport Layer (tầng giao vận)



af57eec9656fc4a12a8322591fbc5009.jpeg

Sự khác nhau giữa OSI và TCP/IP

Cửa ngõ OSI được phát triển theo một mô hình 7 tầng. Trong đó bao gồm: Physical Layer (tầng vật lý), DataLink Layer (tầng liên kết dữ liệu), Network Layer (tầng mạng), Transport Layer (tầng giao vận), Session Layer (tầng phiên), Presentation Layer (tầng trình diễn)và cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng đó là Application Layer (tầng ứng dụng).



eb87ab8d2602da6fa12ec2f5d175e4b7.jpeg

Phân biệt OSI và TCP/IP

Khi nói đến độ tin cậy chung, TCP/IP được coi là một lựa chọn đáng tin cậy hơn so với mô hình OSI. Trong hầu hết các trường hợp, mô hình OSI được gọi là công cụ tham khảo, là mô hình cũ. OSI cũng được biết đến với giao thức và ranh giới chặt chẽ. TCP/IP cho phép “nới lỏng” các quy tắc, cung cấp các nguyên tắc chung được đáp ứng.

Về phương pháp tiếp cận mà cả hai thực hiện, TCP/IP thực hiện cách tiếp cận theo chiều ngang còn mô hình OSI thực hiện cách tiếp cận theo chiều dọc.

Một điểm quan trọng cần lưu ý rằng TCP/IP kết hợp tầng phiên và tầng trình diễn trong tầng ứng dụng. Dường như OSI có một cách tiếp cận khác nhau, có các tầng khác nhau và mỗi tầng chỉ thực hiện một chức năng riêng.

Cũng cần phải lưu ý thiết kế khi các giao thức đã được thiết kế. Trong TCP/IP, các giao thức được thiết kế đầu tiên và sau đó mô hình được phát triển. Trong OSI, việc phát triển mô hình xảy ra trước và sau đó là phát triển giao thức.

Khi nói đến truyền thông, TCP/IP chỉ hỗ trợ truyền thông không kết nối phát ra từ tầng mạng. Ngược lại dường như OSI làm điều này khá tốt, hỗ trợ cả kết nối không dây và kết nối theo định tuyến trong tầng mạng.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là sự phụ thuộc vào giao thức của TCP/IP và OSI. TCP/IP là một mô hình phụ thuộc vào giao thức, còn OSI là một chuẩn giao thức độc lập.

Tóm lại sự khác nhau giữa OSI và TCP/IP Model là :

– TCP là Transmission Control Protocol (Giao thức điều khiển truyền vận).

OSI là Open Systems Interconnection, kết nối hệ thống mở.

– Mô hình TCP/IP được phát triển dựa trên các điểm hướng tới mô hình internet.

– TCP/ IP có 4 tầng , OSI có 7 tầng.

– TCP / IP đáng tin cậy hơn OSI.

– OSI có ranh giới chặt chẽ; TCP/IP không có ranh giới nghiêm ngặt.

– TCP/IP tiếp cận theo chiều ngang, OSI tiếp cận theo chiều dọc.

– Trong tầng ứng dụng, TCP/IP sử dụng cả tầng phiên và tầng trình diễn.

– OSI sử dụng tầng phiên và tầng trình diễn khác nhau.

TCP/IP phát triển giao thức trước sau đó mới phát triển mô hình.

– OSI phát triển mô hình trước sau đó mới phát triển giao thức.

TCP/IP cung cấp hỗ trợ truyền thông không kết nối trong tầng mạng.

– Trong tầng mạng, OSI hỗ trợ kết nối không dây và kết nối định tuyến.

– TCP/IP phụ thuộc vào giao thức, OSI là giao thức độc lập.

Khi sử dụng Internet, chắc hẳn các bạn cũng đã biết khái niệm 2 cổng mạng RJ45 và RJ48, để nắm rõ hơn về khái niệm cũng như việc so sánh 2 loại này, các bạn hãy tham khảo bài viết so sánh cổng mạng RJ45 và RJ48 để có thêm kiến thức bổ ích cho mình.
 

Guest Post 2022

Bài viết gần đây

Top