• 28/06 cập nhật đăng ký đăng nhập qua Google & Facebook

18 sai lầm giết chết start-up từ người sáng lập Y Combinator (phần 1)

TenHoshi

Administrator
Staff member
Trusted Uploader
Bài chia sẻ dưới đây được đăng trên trang blog cá nhân của Paul Graham. Ông là 1 nhà khoa học máy tính, nhà đầu tư mạo hiểm, nhưng nổi tiếng hơn cả là với vai trò đồng sáng lập Viaweb và Y Combinator – vườn ươm start-up nổi tiếng nhất tại Mỹ. Y Combinator là nơi ra đời hơn 1,000 start-up và cũng là ‘ngôi nhà chung’ của những cái tên nổi danh như Dropbox hay Airbnb. Bạn có thể đọc những lời khuyên khởi nghiệp từ bất cứ nơi đâu nhưng Y Combinator sẽ là cái tên không cần phải chứng minh gì thêm. Dưới đây là tóm tắt 6 nguyên nhân đầu tiên được đưa ra trong phần 1. (Lưu ý: Mọi chú thích là của tác giả bài viết).

1. Chỉ có một người sáng lập
2. Chọn sai địa điểm
3. Chọn thị trường ngách quá nhỏ
4. Ý tưởng phái sinh
5. Ngoan cố
6. Thuê lập trình viên dở tệ


Sau một buổi hỏi đáp Q&A, một người đã hỏi tôi nguyên nhân gì khiến cho các start-up thất bại. Sau khi suy nghĩ 1 lúc thì tôi nhận ra rằng đó thực sự là 1 câu hỏi mẹo rất khó trả lời. Nó cũng giống như việc hỏi điều gì khiến start-up thành công – nếu bạn tránh được những nguyên nhân gây thất bại thì bạn sẽ thành công – đó là câu hỏi quá lớn để trả lời ngay lập tức.

Sau đó thì tôi nhận ra có thể sẽ có ích nếu nhìn nhận vấn đề theo hướng đó. Nếu liệt kê danh sách những điều bạn không nên làm thì bạn có thể làm nên ‘công thức thành công‘ bằng cách né tránh chúng. Tự nhắc mình không làm những điều không nên thì dễ hơn là nhắc mình phải làm những điều cần làm (1).

Cốt lõi thì chỉ có 1 sai lầm có thể giết chết start-up của bạn, đó là tạo nên sản phẩm mà không ai cần. Nếu bạn tạo ra thứ người khác cần thì mọi thứ sẽ ổn cho dù bạn có làm gì. Vậy nên dưới đây là danh sách 18 điều khiến cho start-up không tạo nên sản phẩm mà người dùng cần. Gần như tất cả các thất bại đều đi qua 1 trong 18 ‘cửa’ này.

(2) Mọi người đang phàn nàn về điều gì? Bạn mong muốn điều gì sẽ xuất hiện?


5. Ngoan cố

Trong 1 vài lĩnh vực, thành công có được là nhờ có tầm nhìn về những gì bạn muốn đạt được và kiên định với chúng bất kể có khó khăn nào ngáng trở. Nhưng startup không phải 1 trong số đó. Cách tiếp cận ‘gắn chặt vào mục tiêu’ như vậy sẽ hiệu quả với những ai muốn giành huy chương vàng Olympic – nơi vấn đề đã được xác định rõ ràng. Startup cũng giống như làm khoa học và bạn cần phải đi theo những dấu vết xem nó đưa mình tới đâu.


Đừng quá bướng bỉnh với ý tưởng gốc bởi có thể nó hoàn toàn sai lầm. Hầu hết các startup thành công cuối cùng lại là bởi những điều khác hẳn với những gì họ dự định ban đầu – thường thì khác tới nỗi ta không nghĩ rằng đó là cùng 1 công ty. Bạn cần phải chuẩn bị khi có ý tưởng hay hơn và phần khó nhất thường là bỏ đi ý tưởng cũ của mình. Thế nhưng mở hướng đến với các ý tưởng mới cũng cần được điều chỉnh đúng đắn. Thay ý tưởng mới hàng tuần cũng không kém phần ‘chết người’. Liệu có 1 bài test nào bạn có thể thử hay không? Một người nên tự hỏi liệu ý tưởng có thể hiện 1 hình thức tiến triển nào hay không. Nếu trong mỗi ý tưởng mới, bạn có thể sử dụng hầu hết những gì mình đã xây dựng trước đó thì có lẽ bạn đang đi theo 1 tiến trình mà sớm muộn chúng cũng sẽ cắt nhau tại 1 điểm. Nếu bắt đầu hoàn toàn từ con số 0 thì có lẽ là dấu hiệu không hay.

Rất may là có người bạn có thể hỏi để lấy lời khuyên: đó chính là người dùng. Nếu bạn đang nghĩ tới việc chuyển hướng và người dùng có vẻ thích thì có lẽ đó cũng là điều nên thử.

6. Thuê lập trình viên dở tệ


Tôi đã quên không đưa điều này vào đầu danh sách nhưng gần như tất cả những người sáng lập mà tôi biết đều là nhà lập trình. Đây không phải là vấn đề quan trọng với họ bởi nếu chẳng hay thuê phải ai đó không giỏi thì điều đó cũng không giết công ty, họ có thể tự làm.

Nhưng khi tôi nghĩ về những gì khiến hầu hết các startup thất bại trong ngành kinh doanh thương mại điện tử của những năm 90s thì nguyên nhân chính là bởi các lập trình viên. Nhiều công ty được gây dựng bởi những người làm kinh doanh, nghĩ rằng startup là có 1 ý tưởng hay và thuê 1 lập trình viên để thực hiện ý tưởng đó. Điều đó thực ra khó khăn hơn nhiều – thực tế thì hầu như là không thể – bởi những người làm kinh doanh không thể biết được ai là người lập trình giỏi. Họ có thể còn chẳng thấy được những người tốt nhất bởi không ai thực sự tốt lại đi hiện thực hóa tầm nhìn của 1 người làm kinh doanh.

Thực tế lại diễn ra theo hướng là người làm kinh doanh chọn người mà họ nghĩ là giỏi (thông qua resume – chứng nhận Microsoft Certified Developer chẳng hạn) nhưng thực tế thì không. Rồi họ không hiểu vì sao startup của mình tụt dốc như bom trong chiến tranh thế giới thứ II trong khi đối thủ lại lên như máy bay phản lực. Vậy làm thế nào để chọn được người lập trình giỏi khi bạn không phải là nhà lập trình? Tôi không nghĩ là thực sự có câu trả lời mà chỉ có thể nói rằng, bạn phải tìm được 1 nhà lập trình giỏi để giúp bạn thuê người.

Chú thích:

  • (1) Đây không phải là danh sách tất cả nguyên nhân khiến start-up thất bại mà chỉ là những nguyên nhân bạn có thể kiểm soát được. Có 1 số vấn đề nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, ví dụ như gặp vận xui chẳng hạn.
  • (2) Hơi châm biếm 1 chút nhưng chính 1 biến thể của Facebook hoạt động tốt chính là Facebook dành riêng trong môi trường cho sinh viên đại học.

Cập nhật: 21/07/2016 Ban Chi Hoa – Theo Paul Graham
 

Guest Post 2022

Bài viết gần đây

Top