Android, hệ điều hành smartphone phổ biến nhất thế giới luôn ‘đau đầu’ vì vấn đề mã độc. Tuy nhiên, báo cáo của Kaspersky cho thấy tình hình không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngược lại còn trầm trọng hơn.
Theo Kaspersky, 99,9% mã độc di động mới được phát hiện trong quý I/2013 nhằm vào điện thoại Android. Phần lớn các trojan được dùng cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó trojan SMS chiếm tới 63% các vụ nhiễm độc. Trojan này có thể đánh cắp tiền của người dùng bằng cách ‘qua mặt’ người dùng, tự động gửi tin nhắn tới các số điện thoại nhất định.
Các chuyên gia của Kaspersky cũng cảnh báo sự bùng nổ trong tất cả mã độc di động. Chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, lượng mã độc mới được khám phá (22.749 mẫu) đã bằng 1/2 lượng mã độc tìm thấy trong năm 2012 (40.059 mẫu).
Ngoài thế giới di động, báo cáo còn đưa ra vài con số thú vị như phương thức ‘gieo rắc’ mã độc được tin tặc ưa chuộng nhất hiện nay vẫn là gửi link nhiễm độc tới nạn nhân. Các vụ như vậy là nguyên nhân dẫn tới loạt vụ tấn công tài khoản Twitter gần đây.
Ngoài ra, ba quốc gia ‘nuôi dưỡng’ mã độc lớn nhất là Mỹ (25%), Nga (19%) và Hà Lan (14%). Vẫn theo Kaspersky, Việt Nam là một trong những nước mà người dùng có nguy cơ nhiễm độc trực tuyến cao (43,7%) và xếp hạng 2 trong số các nước có nguy cơ bị lây nhiễm mã độc trên máy tính (60,2%).
Theo Kaspersky, 99,9% mã độc di động mới được phát hiện trong quý I/2013 nhằm vào điện thoại Android. Phần lớn các trojan được dùng cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó trojan SMS chiếm tới 63% các vụ nhiễm độc. Trojan này có thể đánh cắp tiền của người dùng bằng cách ‘qua mặt’ người dùng, tự động gửi tin nhắn tới các số điện thoại nhất định.
Các chuyên gia của Kaspersky cũng cảnh báo sự bùng nổ trong tất cả mã độc di động. Chỉ trong 3 tháng đầu năm nay, lượng mã độc mới được khám phá (22.749 mẫu) đã bằng 1/2 lượng mã độc tìm thấy trong năm 2012 (40.059 mẫu).
Ngoài thế giới di động, báo cáo còn đưa ra vài con số thú vị như phương thức ‘gieo rắc’ mã độc được tin tặc ưa chuộng nhất hiện nay vẫn là gửi link nhiễm độc tới nạn nhân. Các vụ như vậy là nguyên nhân dẫn tới loạt vụ tấn công tài khoản Twitter gần đây.
Ngoài ra, ba quốc gia ‘nuôi dưỡng’ mã độc lớn nhất là Mỹ (25%), Nga (19%) và Hà Lan (14%). Vẫn theo Kaspersky, Việt Nam là một trong những nước mà người dùng có nguy cơ nhiễm độc trực tuyến cao (43,7%) và xếp hạng 2 trong số các nước có nguy cơ bị lây nhiễm mã độc trên máy tính (60,2%).