Ai trong chúng ta, đặc biệt là học sinh, sinh viên và những người làm việc văn phòng đều mong muốn gõ văn bản nhanh nhất có thể để tiết kiệm thời gian và tăng năng suất công việc. Tuy nhiên, điều này không hề dễ, thậm chí nó còn là thách thức với nhiều người.
Điều tuyệt vời là trang web Bright Side đã đưa ra một cách học đánh máy nhanh không cần nhìn phím (hay còn được biết đến với thuật ngữ Touch Typing) rất đơn giản để bạn áp dụng. Ngay bây giờ, bạn có thể luyện tập và chờ đợi điều kỳ diệu sẽ xuất hiện sau một thời gian kiên trì nhé.
Bắt đầu
Trước khi bắt đầu học Touch Typing, điều quan trọng đầu tiên là bạn phải thành thạo việc đánh máy bằng 10 ngón. Cách tốt nhất để chinh phục kỹ năng này là sử dụng các công cụ dạy đánh máy dưới dạng phần mềm tải về hoặc chương trình trực tuyến, chẳng hạn như Typing Trainer hay 10fastfingers. Nếu đã biết cách đánh máy 10 ngón thì bạn có thể bỏ qua bước này để tìm hiểu những nội dung tiếp theo.
Các nguyên tắc quan trọng của Touch Typing
1. Đảm bảo không có gì cản trở quá trình luyện tập của bạn: Đây là nguyên tắc rất quan trọng mà ai cũng cần chú ý. Bạn không thể nào tập trung khi móng tay quá dài hay vừa đeo găng tay vừa luyện đánh máy không nhìn phím được.
2. Không nhìn xuống bàn phím: Đây có thể là điều khó nhất nhưng nếu không làm vậy, bạn sẽ không bao giờ học được Touch Typing. Bản chất của Touch Typing chính là ngón tay của bạn, hay nói chính xác là bạn phải cảm nhận được vị trí của các phím mà không dựa vào mắt. Khi ngón tay đã quen dần, bạn sẽ đánh máy nhanh hơn. Nếu thi thoảng vẫn liếc xuống bàn phím thì bạn có thể sử dụng mẹo này để hạn chế: dùng một miếng dán, một tấm vải hoặc thứ gì đó tương tự để che bàn phím lại.
3. Đặt ngón tay vào các vị trí cơ bản: Bàn tay trái (ngón út, ngón đeo nhẫn, ngón giữa và ngón trỏ) sẽ đặt theo thứ tự vào các phím A, S, D và F. Bàn tay phải sẽ đặt vào các phím J, K, L và phím ‘;’.
4. Nếu nhấn phím cuối cùng (phím chữ hoặc dấu chấm câu) bằng bàn tay trái thì hãy sử dụng ngón cái (bàn tay trái) để nhấn phím cách và ngược lại. Điều này rất thuận tiện. Khi dừng đánh máy, đặt ngón tay cái nằm nhẹ lên phím cách.
5. Khi cần nhấn vào một phím, hãy sử dụng ngón tay gần đó nhất và sau đó đặt ngón tay đó về vị trí bắt đầu. Đối với các chữ hoa, giữ phím SHIFT bằng ngón tay út và nhấn phím chữ tương ứng bằng ngón tay gần nhất với nó.
6. Đừng cố gắng ghi nhớ vị trí các phím: Điều quan trọng nhất bạn cần nắm được đó là với mỗi chữ muốn nhập thì nên sử dụng ngón tay nào sao cho thuận tiện nhất. Khi đã luyện tập đủ nhiều, bạn có thể không cần nhìn phím mà vẫn đánh máy được, đơn giản chỉ là dựa vào cảm nhận của ngón tay đối với vị trí các phím mà thôi.
Cập nhật: 11/06/2016 Vân Anh – Theo Bright Side
Điều tuyệt vời là trang web Bright Side đã đưa ra một cách học đánh máy nhanh không cần nhìn phím (hay còn được biết đến với thuật ngữ Touch Typing) rất đơn giản để bạn áp dụng. Ngay bây giờ, bạn có thể luyện tập và chờ đợi điều kỳ diệu sẽ xuất hiện sau một thời gian kiên trì nhé.
Bắt đầu
Trước khi bắt đầu học Touch Typing, điều quan trọng đầu tiên là bạn phải thành thạo việc đánh máy bằng 10 ngón. Cách tốt nhất để chinh phục kỹ năng này là sử dụng các công cụ dạy đánh máy dưới dạng phần mềm tải về hoặc chương trình trực tuyến, chẳng hạn như Typing Trainer hay 10fastfingers. Nếu đã biết cách đánh máy 10 ngón thì bạn có thể bỏ qua bước này để tìm hiểu những nội dung tiếp theo.
Các nguyên tắc quan trọng của Touch Typing
1. Đảm bảo không có gì cản trở quá trình luyện tập của bạn: Đây là nguyên tắc rất quan trọng mà ai cũng cần chú ý. Bạn không thể nào tập trung khi móng tay quá dài hay vừa đeo găng tay vừa luyện đánh máy không nhìn phím được.
2. Không nhìn xuống bàn phím: Đây có thể là điều khó nhất nhưng nếu không làm vậy, bạn sẽ không bao giờ học được Touch Typing. Bản chất của Touch Typing chính là ngón tay của bạn, hay nói chính xác là bạn phải cảm nhận được vị trí của các phím mà không dựa vào mắt. Khi ngón tay đã quen dần, bạn sẽ đánh máy nhanh hơn. Nếu thi thoảng vẫn liếc xuống bàn phím thì bạn có thể sử dụng mẹo này để hạn chế: dùng một miếng dán, một tấm vải hoặc thứ gì đó tương tự để che bàn phím lại.
3. Đặt ngón tay vào các vị trí cơ bản: Bàn tay trái (ngón út, ngón đeo nhẫn, ngón giữa và ngón trỏ) sẽ đặt theo thứ tự vào các phím A, S, D và F. Bàn tay phải sẽ đặt vào các phím J, K, L và phím ‘;’.
4. Nếu nhấn phím cuối cùng (phím chữ hoặc dấu chấm câu) bằng bàn tay trái thì hãy sử dụng ngón cái (bàn tay trái) để nhấn phím cách và ngược lại. Điều này rất thuận tiện. Khi dừng đánh máy, đặt ngón tay cái nằm nhẹ lên phím cách.
5. Khi cần nhấn vào một phím, hãy sử dụng ngón tay gần đó nhất và sau đó đặt ngón tay đó về vị trí bắt đầu. Đối với các chữ hoa, giữ phím SHIFT bằng ngón tay út và nhấn phím chữ tương ứng bằng ngón tay gần nhất với nó.
6. Đừng cố gắng ghi nhớ vị trí các phím: Điều quan trọng nhất bạn cần nắm được đó là với mỗi chữ muốn nhập thì nên sử dụng ngón tay nào sao cho thuận tiện nhất. Khi đã luyện tập đủ nhiều, bạn có thể không cần nhìn phím mà vẫn đánh máy được, đơn giản chỉ là dựa vào cảm nhận của ngón tay đối với vị trí các phím mà thôi.
Cập nhật: 11/06/2016 Vân Anh – Theo Bright Side