Bạn nghĩ sao nếu chính chiếc vòng tay mình đang đeo hay chai nước đang uống cũng có thể làm mật khẩu bí mật cho smartphone? Điều đó hoàn toàn có cơ sở nhờ vào nghiên cứu mới nhất từ Đại học Quốc tế Florida và Bloomberg với tên gọi Pixie (bạn đừng nhầm với Pixel của Google nhé).
Đây chỉ là ảnh rò rỉ về Pixie nên có chất lượng thấp, các bạn thông cảm
Được biết, phương thức xác thực này sử dụng rất đơn giản: Trước tiên hãy chọn một vật thể gắn liền với bạn như trang sức đeo tay, cuốn sách hoặc cây viết,… sau đó chụp lại bằng điện thoại như một hình ảnh tham chiếu.
Sau đó, mỗi khi muốn xác thực mật khẩu thì bạn chỉ cần giơ vật thể lên trước camera là xong.
The Verge cho biết, thông tin trong Pixie luôn được mã hóa và nó sẽ chủ động nhắc nhở nếu bạn đang xác thực trong một môi trường ánh sáng yếu. Lúc ấy chỉ cần ra nơi có nhiều ánh sáng hoặc chụp theo nhiều góc thì máy sẽ mở được nhanh chóng hơn.
Khóa vật lý YubiKeys, nó có thể giúp xác thực bằng cách cắm vào máy hay kết nối qua NFC hoặc Bluetooth
Về cơ bản thì Pixie khá giống YubiKeys, một loại khóa xác thực vật lý giống như cái USB thay thế mật khẩu ký tự để truy cập vào điện thoại hay máy tính, hiện đang được bán với giá từ 18 USD (khoảng 400.000 đồng). Nhưng khi xài Pixie, chúng ta không cần phải mua hay nâng cấp bất kỳ phần cứng nào.
Thậm chí khi dự án phát triển hơn, bạn có thể dùng một gói kẹo cao su hay chai nước để xác thực.
Hiện tại, nhóm nghiên cứu xác nhận Pixie có thể hoạt động trên mọi thiết bị (thậm chí là cũ), chỉ cần chúng có máy ảnh là được và nó cũng xác thực tốt đối với nhiều loại đối tượng từ chiếc đồng hồ, móc khóa cho đến hình xăm,…
Và phương thức này cũng được chứng minh là dễ nhớ hơn với người sử dụng so với mật khẩu ký tự hoặc đa dạng hơn so với bảo mật quét mặt vì vật thể luôn đa dạng hơn cấu trúc trên khuôn mặt người.
Mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn cho có kế hoạch đại trà Pixie trên thị trường nhưng phương thức này đang mở ra một chương mới cho vấn đề bảo mật, sau vân tay, mống mắt hay quét khuôn mặt 3D.
Một điều cần lưu ý là khi sử dụng, bạn cần giữ bí mật hoặc đổi mới để không bị người khác phát hiện ra vật thể mình đang dùng làm mật khẩu. Nhưng qua khảo sát từ 14.3 triệu lượt truy cập trái phép thì chỉ có 0.09% là đánh lừa được Pixie, tức phương thức này cũng khá an toàn.
Có lẽ chúng ta cần chờ thêm một thời gian nữa, khi mà các tính năng như quét mống mắt hay quét mặt Face ID được người dùng trải nghiệm chán chường và cần thêm một cái gì đó mới để mở khóa điện thoại thì Pixie có thể sẽ được chú ý phát triển.
Không biết bạn thấy phương pháp bảo mật này thế nào? Bạn nghĩ sao về độ an toàn của nó? Hãy cho mọi người biết bằng cách comment nhé!
Biên tập bởi Tech Funny