Don’t judge a book by its cover – Đừng đánh giá một cuốn sách dựa vào bìa của nó.
Con người cũng vậy. Chúng ta thường phán xét một người dựa trên vẻ ngoài của họ nhưng ít khi hiểu được rằng, đằng sau khuôn mặt đó, nụ cười đó, ánh mắt đó hay hành vi lạ lùng của họ là cả một thế giới đầy rẫy những mối lo toan, suy nghĩ, trăn trở hay những nỗi muộn phiền mà chỉ có họ mới hiểu được. Họ đang ‘diễn’ nốt vai của mình và chắc chắn, họ đã làm tốt. Bạn cũng vậy, cũng đang trong một vở kịch mang tên ‘cuộc đời’, vậy thì đừng chỉ dựa vào những gì họ nói ra hay hành động của họ để phán xét. Chẳng ai khẳng định sẽ đủ mạnh mẽ và tươi cười khi bị người khác chỉ trích, đặc biệt là những lời chỉ trích không có căn cứ.
Cuộc sống có rất nhiều sự việc xảy ra mà chẳng thể nào chúng ta hiểu rõ được bản chất. Chính vì vậy, không thiếu những lần vì quá vội vàng mà chúng ta đã đưa ra những lời phán xét xét làm tổn thương người khác, khiến sự việc trở nên trầm trọng hơn và cuối cùng, đến khi nhận ra sự thật thì đã quá muộn. Câu chuyện dưới đây chính là lời nhắc nhở dành cho mỗi người: đừng bao giờ đánh giá dựa trên suy nghĩ chủ quan mà hãy xem xét trên tất cả các phương diện.
Một lần Khổng Tử đi du thuyết từ Lỗ sang Tề có dẫn theo một số học trò xuất sắc nhất, trong đó có Nhan Hồi và Tử Lộ.
Thời đó, chiến tranh liên miên, dân chúng lầm than, đói khổ và thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào hoàn cảnh như vậy. Mặc dù nhiều ngày còn phải nhịn đói, thiếu nước nhưng không một ai kêu ca, than vãn. May mắn thay, khi đặt chân đến đất Tề, một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.
Sau khi Tử Lộ dẫn những người khác vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, còn Khổng Tử nằm đọc sách. Đang lúc ngẫm nghĩ từng câu chữ, một tiếp ‘cộp’ từ nhà bếp vọng lên khiến Khổng Từ ngừng đọc. Khi liếc mắt nhìn xuống, Khổng tử thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay, nắm lại nắm nhỏ và cho vào mồm. Thấy vậy, Khổng Tử vô cùng thất vọng, ngửa mặt lên trời mà than rằng: ‘Chao ôi! Học trò xuất sắc của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!’
Một lúc sau, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về và sau khi luộc rau xong, tất cả liền mời Khổng Tử xuống nhà xơi cơm. Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: ‘Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch,vẫn yêu thương đùm bọc nhau và một dạ theo thầy. Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, thật may mắn khi thầy trò ta có được một bữa cơm, khiến thấy chạnh lòng nhớ đến quê hương và cha mẹ…. thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?
Tất cả các môn sinh, trừ Nhan Hồi đều chắp tay thưa: ‘Dạ, thư thầy, nên ạ’. Khổng Tử lại nói: ‘Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?’
Lúc bấy giờ, Nhan Hồi lễ phép nói: ‘Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch. Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em …Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!’.
Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử than rằng: ‘Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt nữa thì Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!’.
Vậy nên, đừng vội vàng phán xét hay chỉ trích người khác khi bạn chưa thực sự hiểu rõ về hành động của họ.
Cập nhật: 20/06/2016 Vân Anh – Theo Ezinearticles/Sưu tầm
Con người cũng vậy. Chúng ta thường phán xét một người dựa trên vẻ ngoài của họ nhưng ít khi hiểu được rằng, đằng sau khuôn mặt đó, nụ cười đó, ánh mắt đó hay hành vi lạ lùng của họ là cả một thế giới đầy rẫy những mối lo toan, suy nghĩ, trăn trở hay những nỗi muộn phiền mà chỉ có họ mới hiểu được. Họ đang ‘diễn’ nốt vai của mình và chắc chắn, họ đã làm tốt. Bạn cũng vậy, cũng đang trong một vở kịch mang tên ‘cuộc đời’, vậy thì đừng chỉ dựa vào những gì họ nói ra hay hành động của họ để phán xét. Chẳng ai khẳng định sẽ đủ mạnh mẽ và tươi cười khi bị người khác chỉ trích, đặc biệt là những lời chỉ trích không có căn cứ.
Cuộc sống có rất nhiều sự việc xảy ra mà chẳng thể nào chúng ta hiểu rõ được bản chất. Chính vì vậy, không thiếu những lần vì quá vội vàng mà chúng ta đã đưa ra những lời phán xét xét làm tổn thương người khác, khiến sự việc trở nên trầm trọng hơn và cuối cùng, đến khi nhận ra sự thật thì đã quá muộn. Câu chuyện dưới đây chính là lời nhắc nhở dành cho mỗi người: đừng bao giờ đánh giá dựa trên suy nghĩ chủ quan mà hãy xem xét trên tất cả các phương diện.
Một lần Khổng Tử đi du thuyết từ Lỗ sang Tề có dẫn theo một số học trò xuất sắc nhất, trong đó có Nhan Hồi và Tử Lộ.
Thời đó, chiến tranh liên miên, dân chúng lầm than, đói khổ và thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào hoàn cảnh như vậy. Mặc dù nhiều ngày còn phải nhịn đói, thiếu nước nhưng không một ai kêu ca, than vãn. May mắn thay, khi đặt chân đến đất Tề, một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.
Sau khi Tử Lộ dẫn những người khác vào rừng kiếm rau, Nhan Hồi thổi cơm ở nhà bếp, còn Khổng Tử nằm đọc sách. Đang lúc ngẫm nghĩ từng câu chữ, một tiếp ‘cộp’ từ nhà bếp vọng lên khiến Khổng Từ ngừng đọc. Khi liếc mắt nhìn xuống, Khổng tử thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay, nắm lại nắm nhỏ và cho vào mồm. Thấy vậy, Khổng Tử vô cùng thất vọng, ngửa mặt lên trời mà than rằng: ‘Chao ôi! Học trò xuất sắc của ta mà lại đi ăn vụng thầy, vụng bạn như thế này ư? Chao ôi! Bao nhiêu kỳ vọng ta đặt vào nó thế là tan thành mây khói!’
Một lúc sau, Tử Lộ cùng các môn sinh khác mang rau về và sau khi luộc rau xong, tất cả liền mời Khổng Tử xuống nhà xơi cơm. Khổng Tử ngồi dậy và nói rằng: ‘Các con ơi! Chúng ta đi từ đất Lỗ sang Tề đường xa vạn dặm, thầy rất mừng vì trong hoàn cảnh đói khổ như thế này mà các con vẫn giữ được tấm lòng trong sạch,vẫn yêu thương đùm bọc nhau và một dạ theo thầy. Hôm nay, ngày đầu tiên đến đất Tề, thật may mắn khi thầy trò ta có được một bữa cơm, khiến thấy chạnh lòng nhớ đến quê hương và cha mẹ…. thầy muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ thầy, các con bảo có nên chăng?
Tất cả các môn sinh, trừ Nhan Hồi đều chắp tay thưa: ‘Dạ, thư thầy, nên ạ’. Khổng Tử lại nói: ‘Nhưng không biết nồi cơm này có sạch hay không?’
Lúc bấy giờ, Nhan Hồi lễ phép nói: ‘Dạ thưa thầy, nồi cơm này không được sạch. Khi cơm chín con mở vung ra xem thử cơm đã chín đều chưa, chẳng may một cơn gió tràn vào, bồ hóng và bụi trên nhà rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm. Con đã nhanh tay đậy vung lại nhưng không kịp. Sau đó con liền xới lớp cơm bẩn ra, định vứt đi nhưng lại nghĩ: cơm thì ít, anh em lại đông, nếu bỏ lớp cơm bẩn này thì làm mất một phần ăn, anh em hẳn phải ăn ít lại. Vì thế cho nên con đã mạn phép thầy và tất cả anh em, ăn trước phần cơm bẩn ấy, còn phần cơm sạch để dâng thầy và tất cả anh em …Thưa thầy, như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi … bây giờ, con xin phép không ăn cơm nữa, con chỉ ăn phần rau. Và … thưa thầy, nồi cơm đã ăn trước thì không nên cúng nữa ạ!’.
Nghe Nhan Hồi nói xong, Khổng Tử than rằng: ‘Chao ôi! Thế ra trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật! Chao ôi! Suýt nữa thì Khổng Tử này trở thành kẻ hồ đồ!’.
Vậy nên, đừng vội vàng phán xét hay chỉ trích người khác khi bạn chưa thực sự hiểu rõ về hành động của họ.
Cập nhật: 20/06/2016 Vân Anh – Theo Ezinearticles/Sưu tầm