Chọn vị trí đặt bộ phát sóng ở trên cao hoặc các tầng trên, tránh để gần lò vi sóng, dây điện, sử dụng giấy nhôm để tăng độ phủ là các cách đơn giản nhưng hữu dụng.
Sắp xếp đồ nội thất trong nhà sát vào tường nhằm tránh độ cản sóng Wi-Fi. Tín hiệu không phải đi qua các đồ vật lớn sẽ cho chất lượng tốt hơn.
Tất cả bề mặt kim loại đều gây ảnh hưởng lớn đến sóng Wi-Fi. Hạn chế gương hoặc sử dụng gương nhỏ cũng là một biện pháp tốt, do các loại gương hiện nay đều có một lớp kim loại mỏng phía sau.
Đặt bộ phát Wi-Fi ở đâu mang tính quyết định và người dùng cần nhớ một số lưu ý. Đầu tiên là phải đặt ở vị trí trung tâm nhất của ngôi nhà và đặt ở vị trí cao nhất có thể (với nhà tầng nên đặt ở tầng trên) do sóng Wi-Fi phát xuống mạnh hơn phát lên. Nên tránh để dưới sàn, thay vào đó là để trên nóc tủ hoặc treo trên tường.
Tránh đặt gần nơi để cục phát của hàng xóm và cũng không nên đặt gần lò vi sóng, dây điện, đèn halogen và các loại điện thoại không dây trong nhà do có thể can thiệp khả năng thu phát.
Nếu nhà quá rộng hoặc nhiều tầng, nên tính toán đến việc sử dụng thêm các bộ thu phát (repeater) để mở rộng vùng phủ sóng. Các bộ repeater có thể tiếp sóng và phát lại sóng hoặc sử dụng cách cắm thêm dây mạng LAN để có chất lượng đảm bảo, ổn định hơn.
Thay đổi từ chuẩn bảo mật WEP sang WPA/WPA2 do chuẩn này có tính bảo mật tốt hơn, tránh tình trạng ‘dùng chùa’.
Càng ít số lượng thiết bị truy cập vào mạng Wi-Fi, chất lượng trên mỗi máy chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều.
Với điều kiện mạng trong nhà với số lượng máy ổn định, nên lập danh sách các thiết bị được truy cập thông qua địa chỉ MAC để quản lý tốt hơn.
Tuy nhiên, cách thức này chỉ nên thực hiện khi có sự hiểu biết nhất định và ít có sự thay đổi với thiết bị sử dụng trong nhà.
Nếu cần hơn nữa sự bảo mật, nên sử dụng ẩn mạng Wi-Fi. Với tính năng này, chỉ người dùng biết tên chính xác mạng Wi-Fi và mật khẩu mới có thể truy cập được. Khi sử dụng một thiết bị lạ bất kỳ, mạng Wi-Fi sẽ không hiển thị tên trong danh sách đó.
Ngoài các cách đặt vị trí bộ phát và sắp xếp đồ trong nhà, Wikihow cũng đưa ra cách đơn giản khác để tăng hiệu quả sóng Wi-Fi bằng cách sử dụng giấy nhôm.
Trước khi thực hiện, cần kiểm tra tốc độ hiện tại của mạng Wi-Fi để đối chiếu và so sánh với sau khi thực hiện. Giấy nhôm nên cắt với kích thước tương đương khổ giấy A4.
Bước tiếp theo là uốn cong tờ giấy nhôm. Có thể làm nhanh bằng cách cuốn quanh một chai nước coca lớn khoảng 2 lít và giữ trong 5 phút để tạo nếp.
Sau đó, đặt tấm giấy nhôm theo chiều ngang ở ngay phía sau của bộ phát và giữ cố định.
Mở lại máy tính và kiểm tra tốc độ kết nối của Wi-Fi để thấy hiệu quả.
Sắp xếp đồ nội thất trong nhà sát vào tường nhằm tránh độ cản sóng Wi-Fi. Tín hiệu không phải đi qua các đồ vật lớn sẽ cho chất lượng tốt hơn.
Tất cả bề mặt kim loại đều gây ảnh hưởng lớn đến sóng Wi-Fi. Hạn chế gương hoặc sử dụng gương nhỏ cũng là một biện pháp tốt, do các loại gương hiện nay đều có một lớp kim loại mỏng phía sau.
Đặt bộ phát Wi-Fi ở đâu mang tính quyết định và người dùng cần nhớ một số lưu ý. Đầu tiên là phải đặt ở vị trí trung tâm nhất của ngôi nhà và đặt ở vị trí cao nhất có thể (với nhà tầng nên đặt ở tầng trên) do sóng Wi-Fi phát xuống mạnh hơn phát lên. Nên tránh để dưới sàn, thay vào đó là để trên nóc tủ hoặc treo trên tường.
Tránh đặt gần nơi để cục phát của hàng xóm và cũng không nên đặt gần lò vi sóng, dây điện, đèn halogen và các loại điện thoại không dây trong nhà do có thể can thiệp khả năng thu phát.
Nếu nhà quá rộng hoặc nhiều tầng, nên tính toán đến việc sử dụng thêm các bộ thu phát (repeater) để mở rộng vùng phủ sóng. Các bộ repeater có thể tiếp sóng và phát lại sóng hoặc sử dụng cách cắm thêm dây mạng LAN để có chất lượng đảm bảo, ổn định hơn.
Thay đổi từ chuẩn bảo mật WEP sang WPA/WPA2 do chuẩn này có tính bảo mật tốt hơn, tránh tình trạng ‘dùng chùa’.
Càng ít số lượng thiết bị truy cập vào mạng Wi-Fi, chất lượng trên mỗi máy chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều.
Với điều kiện mạng trong nhà với số lượng máy ổn định, nên lập danh sách các thiết bị được truy cập thông qua địa chỉ MAC để quản lý tốt hơn.
Tuy nhiên, cách thức này chỉ nên thực hiện khi có sự hiểu biết nhất định và ít có sự thay đổi với thiết bị sử dụng trong nhà.
Nếu cần hơn nữa sự bảo mật, nên sử dụng ẩn mạng Wi-Fi. Với tính năng này, chỉ người dùng biết tên chính xác mạng Wi-Fi và mật khẩu mới có thể truy cập được. Khi sử dụng một thiết bị lạ bất kỳ, mạng Wi-Fi sẽ không hiển thị tên trong danh sách đó.
Ngoài các cách đặt vị trí bộ phát và sắp xếp đồ trong nhà, Wikihow cũng đưa ra cách đơn giản khác để tăng hiệu quả sóng Wi-Fi bằng cách sử dụng giấy nhôm.
Trước khi thực hiện, cần kiểm tra tốc độ hiện tại của mạng Wi-Fi để đối chiếu và so sánh với sau khi thực hiện. Giấy nhôm nên cắt với kích thước tương đương khổ giấy A4.
Bước tiếp theo là uốn cong tờ giấy nhôm. Có thể làm nhanh bằng cách cuốn quanh một chai nước coca lớn khoảng 2 lít và giữ trong 5 phút để tạo nếp.
Sau đó, đặt tấm giấy nhôm theo chiều ngang ở ngay phía sau của bộ phát và giữ cố định.
Mở lại máy tính và kiểm tra tốc độ kết nối của Wi-Fi để thấy hiệu quả.