• 28/06 cập nhật đăng ký đăng nhập qua Google & Facebook

Phần mềm tống tiền FakeAV nhắm tới các thiết bị Android

TenHoshi

Administrator
Staff member
Trusted Uploader
FakeAV và phần mềm tống tiền trên máy tính cá nhân đã được phát hiện trong nhiều năm, chúng mang lại nguồn lợi rất lớn cho tác giả mã độc. Cơ chế của phần mềm này trên máy tính cá nhân là một Trojan tự cải trang chính nó như là phần mềm Anti-virus hợp pháp. Chúng đưa ra những cảnh báo, quảng cáo, và kết quả quét giả mạo tới người dùng, đồng thời chúng cho phép tải về phần mềm độc hại khác Do vậy, những kẻ thiết kế ra mã độc hiện đang muốn lợi dụng trò lừa phỉnh này áp dụng trên các thiết bị di động. Mối đe dọa bảo mật mới nhất liên quan tới vấn đề này được Symantec phát hiện có tên là Android.Fakedefender.

8c9be8c542d46701611e43310ace033b.png

Cụ thể, phần mềm FakeAV trên di động được tội phạm mạng sử dụng mã độc chủ định đánh lừa người dùng rằng thiết bị của họ đang bị lây nhiễm, sau đó chúng cố gắng thuyết phục người dùng mua phiên bản phần mềm đầy đủ để loại bỏ những lây nhiễm không thực sự tồn tại này. Nạn nhân của phần mềm này sẽ phải chấp nhận HĐH di động của họ bị khóa cho đến khi họ trả tiền cho tội phạm mạng.
Xem video về sự lây nhiễm của mã độc Android.Fakedefender trên thiết bị Android tại đây.
Lời khuyên của các chuyên gia cho người dùng nhằm tránh bị lây nhiễm những phần mềm độc hại kiểu Android.Fakedefender là hãy tải các ứng dụng về máy từ những nguồn đáng tin cậy như Google Play. Android là một hệ điều hành mở và thường cho phép bạn tải và cài đặt ứng dụng từ bất cứ nguồn ứng dụng nào, rất nhiều nguồn ứng dụng được chia sẻ miễn phí trên mạng và không được kiểm định với nhiều nguy cơ tiềm ẩn gắn mã độc bên trong. Việc cài đặt một ứng dụng diệt malware từ những hãng có uy tín trên thị trường bảo mật như Symantec’s Norton Mobile Security hay McAfee AntiVirus & Security nên được người dùng cân nhắc là biện pháp bảo vệ thiết bị hữu hiệu nhất.
 

Guest Post 2022

Top