Vào thời điểm cuối sự nghiệp của mình, Steve Jobs cũng được biết đến như là người trong nhiều năm liền lái xe không biển số.
Có rất nhiều giả thuyết xoay quanh việc tại sao Jobs lại làm như vậy. Một vài người cho rằng ông muốn giữ sự riêng tư và không muốn bị chú ý. Số khác khẳng định Jobs đã sử dụng một thủ thuật nào đó để không phải nộp phí đỗ xe. Tuy nhiên, Jon Calls – cựu chuyên gia về bảo mật máy tính từng làm việc tại Apple lại tiết lộ một lý do hoàn toàn khác.
Theo Callas, Steve Jobs đã phát hiện một lỗ hổng trong các quy định của luật pháp về đăng ký xe ở California. Tại bang này, những ai sở hữu xe mới dưới 6 tháng có thể lái xe không có biển số trong vòng 6 tháng. Sau thời gian này, họ sẽ được cấp một biển số mới.
Sau khi nắm được điều này, Jobs đã sắp xếp một thỏa thuận thuê xe đặc biệt với một hãng bán xe Mercedes. Cứ mỗi 6 tháng, ông sẽ trả chiếc xe hiện tại và thuê một chiếc Mercedes SL55 AMG mới để thay thế. Điều này có nghĩa, Jobs chưa bao giờ lái một chiếc xe nhiều hơn 6 tháng và ông cũng chưa bao giờ đi tới Department of Motor Vehicles (Sở quản lý cơ giới) để đăng ký biển số cả.
Sau khi nghe câu chuyện này, nhiều người sẽ phản ứng bằng cách nói những câu đại loại như: ‘Tôi đoán đó là điều mà người ta thường làm khi họ có nhiều tiền’. Và, thực tế, ‘chiến thuật’ lái xe không biển số đó không phù hợp với số đông mọi người trên thế giới. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ hơn, bạn sẽ nhận ra rằng có điều gì đó kỳ lạ đã xuất hiện: Steve Jobs đang hình thành nên một ‘tài sản thời gian’ – Time Asset.
‘Time Assets’ và ‘Time Debts’
Đa phần các chiến lược tăng năng suất làm việc đều tập trung vào hiệu quả ngắn hạn: cách bạn quản lý to-do (Danh sách công việc) hiệu quả, cách bạn làm được nhiều thứ hơn vào mỗi buổi sáng, cách bạn rút ngắn thời gian cho các cuộc họp hàng tuần và nhiều hơn nữa. Chúng đều là những ý tưởng hợp lý.
Tuy nhiên, thường chúng ta không nhận ra rằng có một vài lựa chọn chiến lược có tác động tới tới gian của chúng ta trên diện rộng. Những lựa chọn này có thể được phân loại thành 2 mục là ‘Time Assets’ (Các tài sản thời gian) và ‘Time Debts’ (Các khoản nợ thời gian).
‘Time Assets’ là những hành động hoặc sự lựa chọn mà bạn tạo ra hôm nay sẽ tiết kiệm thời gian của bạn trong tương lai.
Phần mềm là một ví dụ điển hình của ‘tài sản thời gian’. Hôm nay, bạn có thể viết một chương trình và sau đó, nó sẽ chạy các tác vụ cho bạn liên tục từ ngày này sang ngày khác. Bạn sẽ phải trả chi phí đầu tư ban đầu về thời gian và sẽ nhận được khoản lợi khi nó chính thức được đưa vào hoạt động (người dùng trải nghiệm và bạn thu tiền từ quảng cáo hay họ mua hàng…).
Hệ thống thuê xe mà Steve Jobs đã phát triển cũng là một ví dụ khác về ‘Time Asset’. Jobs mất thời gian để tìm ra lỗ hổng và thỏa thuận về hệ hống thuê xe lặp đi lặp lại với chủ hãng cho thuê nhưng quá trình này đã dành cho ông một phần thưởng bất ngờ: trong vòng mỗi tháng 6 tháng, ông ít gặp rắc rối hơn với cảnh sát và cũng không mất thời gian đi đăng ký với Cơ quan quản lý cơ giới.
‘Time Debts’ là những hành động hoặc lựa chọn bạn tạo ra hôm nay nhưng sẽ khiến bạn tốn thêm thời gian trong tương lai.
Email là một ‘khoản nợ thời gian’ mà đa phần chúng ta đều tạo ra mỗi ngày. Nếu bây giờ gửi một email thì có nghĩa, bạn đang cam kết đọc thư trả lời hoặc phản hồi lại thư đến vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Cứ mỗi email bạn gửi đi lại tạo ra một ‘khoản nợ’ mà bạn sẽ phải trả ngay sau đó.
Điều này không ám chỉ rằng tất cả các ‘khoản nợ thời gian’ đều xấu, chẳng hạn như phục vụ cho các hoạt động ở trường hay tham gia tình nguyện trong một tổ chức địa phương. Tuy nhiên, khi bạn đã thực hiện các cam kết này nghĩa là bạn cũng tạo ra một ‘khoản nợ thời gian’ mà bạn sẽ phải trả tại một thời điểm nhất định. Thi thoảng, ‘khoản nợ’ này rất xứng đáng để hy sinh nhưng cũng không ít lần, chúng không phải như vậy.
Ứng dụng trong thực tế
Dưới đây là một danh sách các ‘khoản nợ thời gian’ và ‘tài sản thời gian’ trong hoạt động kinh doanh của tôi mà bạn có thể tham khảo:
Các tài sản
Thảo luận: Tôi có thể tạo ra một trang thảo luận trên website của mình để trả lời các câu hỏi phổ biến và kiểm tra đánh giá độc giả. Đó có thể là các câu hỏi FAQ (Frequently Asked Questions) hoặc một form đăng ký hoàn thiện hơn trước. Mục tiêu của hệ thống là thiết lập ra các mong đợi rõ ràng và trả lời những câu hỏi thường gặp mà tôi thường phải phản hồi lại qua email.
Kế toán: Bằng cách thiết lập các quy tắc rõ ràng cho sổ sách và nghiệp vụ kế toán, chúng tôi có thể phát triển một hệ thống tự động tag các khoản mục chi phí và giao dịch phát sinh lặp đi lặp lại trong mỗi tháng. Do đó, tôi không còn phải dành thời gian để thêm chúng một cách thủ công nữa.
Tạo lịch trình: Đối với các công việc quan trọng không thể trao đổi qua email (hoặc cần gửi nhiều email để giải quyết) thì tôi lựa chọn thiết lập cuộc hẹn, gọi điện và thảo luận trực tiếp.
Các khoản nợ
Email: Càng nhiều email tôi phải trả lời thì càng nhiều email tôi cần tạo ra.
Bình luận: Mỗi lần tôi đăng một bài viết trên blog của mình hoặc một bài đăng trên mạng xã hội thì nghĩa là tôi đã tạo một ‘khoản nợ’. Tôi phải trả lời các bình luận (ít nhất là vài trong số đó).
Gặp gỡ: Nói có với tất cả các cuộc hẹn (cần thiết hoặc không cần thiết) đều là những khoản nợ. Hiện tại, trung bình tôi có 3 hoặc 5 buổi gặp gỡ mỗi tuần.
Làm việc với năng suất thấp: Nếu không chỉnh sửa bài viết ngay sau đã hoàn thành thì một lúc nào đó, tôi sẽ phải sửa lỗi ngữ pháp. Nếu viết code chậm hoặc cẩu thả, tôi sẽ phải tìm bug. Nếu tạo ra một sản phẩm kém chất lượng, khách hàng sẽ phản hồi, trả hàng và tôi buộc phải thực hiện rất nhiều thứ khác như họp báo xin lỗi, thu hồi sản phẩm, trả tiền cho khách hàng, kiểm định, xử lý khủng hoảng truyền thông, phục hồi danh tiếng… Cứ mỗi lần tôi làm việc với hiệu suất thấp thì đó là mỗi lần tôi tạo ra một ‘khoản nợ thời gian’ mà tôi sẽ phải trả, không sớm thì muộn.
Nếu bạn không có thời gian làm điều gì đó thật chính xác thì khi nào bạn sẽ có thời gian làm lại nó một lần nữa? – John Wooden
Một hệ thống cho thời gian của bạn
Hệ thống quan trọng hơn mục tiêu và ‘Time Assets’ chính là ví dụ hoàn hảo tại sao điều này lại đúng. Mỗi ‘Time Asset’ mà bạn tạo ra là một hệ thống mà sẽ có lợi cho bạn từ ngày này sang ngày khác.
Nếu lịch trình của bạn là những ‘khoản nợ thời gian’ thì việc bạn làm việc chăm chỉ tới mức nào không hề quan trọng. Thêm nữa, những lựa chọn đó cũng có thể tạo ra hiệu quả, tuy nhiên, nếu biết cách tạo ra các khoản mục ‘tài sản’ có chiến lược thì khi đó, năng suất của bạn sẽ tăng lên theo hàm mũ.
Lái một chiếc xe không có biển số dường như là cách đặc biệt để tiết kiệm thời gian nhưng nó cũng cho thấy một mức độ tư duy chiến lược mà đa phần mọi người không ai nghĩ đến. Cách tiếp cận này không chỉ phù hợp với Steve Jobs. Nó phù hợp với tất cả cả chúng ta.
Các ‘khoản nợ thời gian’ cần được trả. Thế nên, hãy cẩn thận khi lựa chọn chúng. Ngược lại, các ‘tài sản thời gian’ sẽ mang đến cho bạn lợi ích liên tục trong tương lai nên hãy phân bổ thời gian cho chúng nhiều hơn nữa.
Cập nhật: 22/07/2016 Vân Anh – Theo James Clear
Có rất nhiều giả thuyết xoay quanh việc tại sao Jobs lại làm như vậy. Một vài người cho rằng ông muốn giữ sự riêng tư và không muốn bị chú ý. Số khác khẳng định Jobs đã sử dụng một thủ thuật nào đó để không phải nộp phí đỗ xe. Tuy nhiên, Jon Calls – cựu chuyên gia về bảo mật máy tính từng làm việc tại Apple lại tiết lộ một lý do hoàn toàn khác.
Theo Callas, Steve Jobs đã phát hiện một lỗ hổng trong các quy định của luật pháp về đăng ký xe ở California. Tại bang này, những ai sở hữu xe mới dưới 6 tháng có thể lái xe không có biển số trong vòng 6 tháng. Sau thời gian này, họ sẽ được cấp một biển số mới.
Sau khi nắm được điều này, Jobs đã sắp xếp một thỏa thuận thuê xe đặc biệt với một hãng bán xe Mercedes. Cứ mỗi 6 tháng, ông sẽ trả chiếc xe hiện tại và thuê một chiếc Mercedes SL55 AMG mới để thay thế. Điều này có nghĩa, Jobs chưa bao giờ lái một chiếc xe nhiều hơn 6 tháng và ông cũng chưa bao giờ đi tới Department of Motor Vehicles (Sở quản lý cơ giới) để đăng ký biển số cả.
Sau khi nghe câu chuyện này, nhiều người sẽ phản ứng bằng cách nói những câu đại loại như: ‘Tôi đoán đó là điều mà người ta thường làm khi họ có nhiều tiền’. Và, thực tế, ‘chiến thuật’ lái xe không biển số đó không phù hợp với số đông mọi người trên thế giới. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ hơn, bạn sẽ nhận ra rằng có điều gì đó kỳ lạ đã xuất hiện: Steve Jobs đang hình thành nên một ‘tài sản thời gian’ – Time Asset.
‘Time Assets’ và ‘Time Debts’
Đa phần các chiến lược tăng năng suất làm việc đều tập trung vào hiệu quả ngắn hạn: cách bạn quản lý to-do (Danh sách công việc) hiệu quả, cách bạn làm được nhiều thứ hơn vào mỗi buổi sáng, cách bạn rút ngắn thời gian cho các cuộc họp hàng tuần và nhiều hơn nữa. Chúng đều là những ý tưởng hợp lý.
Tuy nhiên, thường chúng ta không nhận ra rằng có một vài lựa chọn chiến lược có tác động tới tới gian của chúng ta trên diện rộng. Những lựa chọn này có thể được phân loại thành 2 mục là ‘Time Assets’ (Các tài sản thời gian) và ‘Time Debts’ (Các khoản nợ thời gian).
‘Time Assets’ là những hành động hoặc sự lựa chọn mà bạn tạo ra hôm nay sẽ tiết kiệm thời gian của bạn trong tương lai.
Phần mềm là một ví dụ điển hình của ‘tài sản thời gian’. Hôm nay, bạn có thể viết một chương trình và sau đó, nó sẽ chạy các tác vụ cho bạn liên tục từ ngày này sang ngày khác. Bạn sẽ phải trả chi phí đầu tư ban đầu về thời gian và sẽ nhận được khoản lợi khi nó chính thức được đưa vào hoạt động (người dùng trải nghiệm và bạn thu tiền từ quảng cáo hay họ mua hàng…).
Hệ thống thuê xe mà Steve Jobs đã phát triển cũng là một ví dụ khác về ‘Time Asset’. Jobs mất thời gian để tìm ra lỗ hổng và thỏa thuận về hệ hống thuê xe lặp đi lặp lại với chủ hãng cho thuê nhưng quá trình này đã dành cho ông một phần thưởng bất ngờ: trong vòng mỗi tháng 6 tháng, ông ít gặp rắc rối hơn với cảnh sát và cũng không mất thời gian đi đăng ký với Cơ quan quản lý cơ giới.
‘Time Debts’ là những hành động hoặc lựa chọn bạn tạo ra hôm nay nhưng sẽ khiến bạn tốn thêm thời gian trong tương lai.
Email là một ‘khoản nợ thời gian’ mà đa phần chúng ta đều tạo ra mỗi ngày. Nếu bây giờ gửi một email thì có nghĩa, bạn đang cam kết đọc thư trả lời hoặc phản hồi lại thư đến vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Cứ mỗi email bạn gửi đi lại tạo ra một ‘khoản nợ’ mà bạn sẽ phải trả ngay sau đó.
Điều này không ám chỉ rằng tất cả các ‘khoản nợ thời gian’ đều xấu, chẳng hạn như phục vụ cho các hoạt động ở trường hay tham gia tình nguyện trong một tổ chức địa phương. Tuy nhiên, khi bạn đã thực hiện các cam kết này nghĩa là bạn cũng tạo ra một ‘khoản nợ thời gian’ mà bạn sẽ phải trả tại một thời điểm nhất định. Thi thoảng, ‘khoản nợ’ này rất xứng đáng để hy sinh nhưng cũng không ít lần, chúng không phải như vậy.
Ứng dụng trong thực tế
Dưới đây là một danh sách các ‘khoản nợ thời gian’ và ‘tài sản thời gian’ trong hoạt động kinh doanh của tôi mà bạn có thể tham khảo:
Các tài sản
Thảo luận: Tôi có thể tạo ra một trang thảo luận trên website của mình để trả lời các câu hỏi phổ biến và kiểm tra đánh giá độc giả. Đó có thể là các câu hỏi FAQ (Frequently Asked Questions) hoặc một form đăng ký hoàn thiện hơn trước. Mục tiêu của hệ thống là thiết lập ra các mong đợi rõ ràng và trả lời những câu hỏi thường gặp mà tôi thường phải phản hồi lại qua email.
Kế toán: Bằng cách thiết lập các quy tắc rõ ràng cho sổ sách và nghiệp vụ kế toán, chúng tôi có thể phát triển một hệ thống tự động tag các khoản mục chi phí và giao dịch phát sinh lặp đi lặp lại trong mỗi tháng. Do đó, tôi không còn phải dành thời gian để thêm chúng một cách thủ công nữa.
Tạo lịch trình: Đối với các công việc quan trọng không thể trao đổi qua email (hoặc cần gửi nhiều email để giải quyết) thì tôi lựa chọn thiết lập cuộc hẹn, gọi điện và thảo luận trực tiếp.
Các khoản nợ
Email: Càng nhiều email tôi phải trả lời thì càng nhiều email tôi cần tạo ra.
Bình luận: Mỗi lần tôi đăng một bài viết trên blog của mình hoặc một bài đăng trên mạng xã hội thì nghĩa là tôi đã tạo một ‘khoản nợ’. Tôi phải trả lời các bình luận (ít nhất là vài trong số đó).
Gặp gỡ: Nói có với tất cả các cuộc hẹn (cần thiết hoặc không cần thiết) đều là những khoản nợ. Hiện tại, trung bình tôi có 3 hoặc 5 buổi gặp gỡ mỗi tuần.
Làm việc với năng suất thấp: Nếu không chỉnh sửa bài viết ngay sau đã hoàn thành thì một lúc nào đó, tôi sẽ phải sửa lỗi ngữ pháp. Nếu viết code chậm hoặc cẩu thả, tôi sẽ phải tìm bug. Nếu tạo ra một sản phẩm kém chất lượng, khách hàng sẽ phản hồi, trả hàng và tôi buộc phải thực hiện rất nhiều thứ khác như họp báo xin lỗi, thu hồi sản phẩm, trả tiền cho khách hàng, kiểm định, xử lý khủng hoảng truyền thông, phục hồi danh tiếng… Cứ mỗi lần tôi làm việc với hiệu suất thấp thì đó là mỗi lần tôi tạo ra một ‘khoản nợ thời gian’ mà tôi sẽ phải trả, không sớm thì muộn.
Nếu bạn không có thời gian làm điều gì đó thật chính xác thì khi nào bạn sẽ có thời gian làm lại nó một lần nữa? – John Wooden
Một hệ thống cho thời gian của bạn
Hệ thống quan trọng hơn mục tiêu và ‘Time Assets’ chính là ví dụ hoàn hảo tại sao điều này lại đúng. Mỗi ‘Time Asset’ mà bạn tạo ra là một hệ thống mà sẽ có lợi cho bạn từ ngày này sang ngày khác.
Nếu lịch trình của bạn là những ‘khoản nợ thời gian’ thì việc bạn làm việc chăm chỉ tới mức nào không hề quan trọng. Thêm nữa, những lựa chọn đó cũng có thể tạo ra hiệu quả, tuy nhiên, nếu biết cách tạo ra các khoản mục ‘tài sản’ có chiến lược thì khi đó, năng suất của bạn sẽ tăng lên theo hàm mũ.
Lái một chiếc xe không có biển số dường như là cách đặc biệt để tiết kiệm thời gian nhưng nó cũng cho thấy một mức độ tư duy chiến lược mà đa phần mọi người không ai nghĩ đến. Cách tiếp cận này không chỉ phù hợp với Steve Jobs. Nó phù hợp với tất cả cả chúng ta.
Các ‘khoản nợ thời gian’ cần được trả. Thế nên, hãy cẩn thận khi lựa chọn chúng. Ngược lại, các ‘tài sản thời gian’ sẽ mang đến cho bạn lợi ích liên tục trong tương lai nên hãy phân bổ thời gian cho chúng nhiều hơn nữa.
Cập nhật: 22/07/2016 Vân Anh – Theo James Clear