Nếu đang mệt mỏi vì phải đến lớp học hay đọc một cuốn sách thì không có gì tuyệt vời hơn là học tiếng qua phim ảnh cả. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là học tiếng Anh qua phim ảnh liệu có phù hợp không?
Chinh phục một thứ tiếng nước ngoài không phải là điều dễ khi có sự khác biệt giữa nền văn hóa của người học và nền văn hóa của ngôn ngữ đó. Do vậy, ngay cả khi xem phim để học tiếng Anh thì bạn cũng sẽ gặp khó khăn do không thể hiểu diễn viên đang nói gì hoặc ý của họ là gì mặc dù đã nghe được chính xác từ mô tả.
Dưới đây là một vài bí quyết nhỏ giúp bạn học tiếng Anh qua phim dễ dàng hơn, bao gồm cả việc tiếp nhận từ, cụm từ mới, đoán ý nghĩa từ bằng cách dựa vào ngữ cảnh và nhiều hơn nữa.
3 lý do nên học tiếng Anh qua phim
1. Bạn sẽ được học tiếng Anh thật sự chứ không còn là học qua sách vở nữa
Một thực tế là không phải những gì bạn học qua sách hay học tại các lớp học/trung tâm đều là những gì mà người bản địa nói. Chẳng hạn, ở cấp độ mới bắt đầu, có thể bạn sẽ được dạy cách nói ‘it’s a quarter to seven’ (một cách nói về thời gian, ám chỉ 6h45 hoặc 7 giờ kém 15) hoặc ‘it’s raining cats and dogs’ (mưa như trút nước). Hai câu ví dụ này đều đúng về ngữ pháp nhưng chính xác là không được sử dụng nhiều trong giao tiếp.
Ngược lại, khi xem phim, bạn sẽ học được cách nói tự nhiên và đó gần như cũng là những gì bạn sẽ nghe được khi nói chuyện trực tiếp với một người bản địa. Vì vậy, học tiếng Anh qua phim rất tốt nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng nói (Speaking) của mình.
2. Bạn học từ trong văn cảnh (Context)
Đây là một trong những ưu điểm không thể phủ nhận của việc học ngoại ngữ qua phim ảnh. Chẳng hạn, nếu liên tục xem phim về chủ đề tội phạm thì sau khi xem khoảng 10 đến 20 bộ phim, bạn sẽ bắt đầu học được các từ vựng liên quan đến tội phạm, cảnh sát.
Thường nếu theo cách truyền thống (qua sách vở), chúng ta sẽ được học các danh sách từ vựng hoặc từ vựng theo chủ đề một cách máy móc. Vấn đề ở chỗ những gì bạn đã cố gắng ghi nhớ bằng cách học thuộc lòng chỉ là nghĩa của từ chứ không phải là cách sử dụng (được sử dụng trong các tình huống nào và nói như thế nào) của từ đó.
Chẳng hạn, với từ ‘detective’. Trong từ điển, nó được giải thích nghĩa là ‘một người điều tra tội phạm’. Tuy nhiên nếu không sử dụng thì từ này rất dễ quên bởi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày, rất ít khi bạn cần đến nó. Hơn nữa, đây cũng không phải là một từ thông dụng khi nói.
Trong khi đó, nếu học qua phim, bạn sẽ biết ‘detective’ có thể được dùng dưới nhiều hình thức. Nó có thể đặt trước tên một người để chỉ tước vị của người đó, chẳng hạn Detective Beckett (thám tử Beckett) hay chỉ nghề nghiệp của một người (he’s a detective – anh ấy là một thám tử) hay đặt sau một tính từ miêu tả (you lousy detective – anh là một thám tử tồi). Bạn có thể thấy đấy, trong văn nói, đôi khi một từ được sử dụng mà chẳng cần phải tuân theo một quy tắc ngữ pháp nào cả (you lousy detective) nhưng vẫn đảm bảo người nghe hiểu được nội dung muốn truyền tải.
‘Killing two birds with one stone – Một mũi tên trúng hai đích’, bạn sẽ chẳng thể nào nhớ được nghĩa và cách sử dụng của thành ngữ này nếu chỉ học qua sách vở.
3. Bạn biết được cách mà mọi thứ được nói
Trong tiếng Anh, 30% những gì nói ra được thể hiện qua từ ngữ, vậy 70% còn lại là cái gì?
70% còn lại nằm ở cách mà bạn nói. Đó chính là biểu hiện trên khuôn mặt (nụ cười, cái nhíu mày….) và giọng điệu của bạn (chẳng hạn như lúc bạn giận dữ hay bạn buồn, giọng điệu sẽ khác).
Và đối với hầu hết các quốc gia sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính thì ‘How’ (cách nói) quan trọng hơn rất nhiều so với ‘What’ (nói cái gì).
Hãy cùng thử một ví dụ với câu ‘I Love You’:
Việc thay đổi trọng âm câu nhằm nhấn mạnh các ý định khác nhau của người nói:
I ‘love you. (Tôi yêu em – chứ không phải là thích).
‘I love you. (Tôi – chứ không phải ai khác – yêu em).
I love ‘you. (Người tôi yêu là em – chứ không phải ai khác)
Nếu nói to ‘I…LOVE…YOU’ thì người nói đang muốn thú nhận tình yêu của mình.
Nếu nói to, liền mạch ‘I LOVE YOU’ thì người nói đang muốn thể hiện tình yêu với sự giận dữ.
Rõ ràng,có thể thấy, nếu chỉ học qua sách vở thì khi giao tiếp, bạn dễ bị nhầm lần. Trong khi xem phim, các nhân vật sẽ biểu lộ cảm xúc như buồn, tức giận, ngạc nhiên hay hạnh phúc và bạn có thể dễ dàng đoán ra được ý nghĩa của tình huống. Thế nên, muốn giỏi tiếng Anh, bạn buộc phải hiểu được các ‘sắc thái’ khác nhau của từ ngữ.
7 bí quyết học tiếng Anh qua phim
1. Lựa chọn bộ phim bạn yêu thích. Nếu chọn một bộ phim theo giới thiệu của bạn bè mà bạn chẳng hề thích thì việc học sẽ rất nhàm chán và bạn không thể tập trung được. Hãy nhớ là với cùng một thứ, nó có thể mang đến thành công cho người khác nhưng có thể không phải cho bạn.
Bạn có thể truy cập vào trang web Rotten Tomatoes để xem các bình luận và review của hàng ngàn bộ phim. Sau đó, hãy lựa chọn cho mình một bộ phim lý tưởng nhất.
2. Lựa chọn một bộ phim phù hợp với ‘level’ tiếng Anh hiện tại của bạn. Chẳng hạn, với những người mới bắt đầu học (Beginner), bạn nên xem phim hoạt hình và các phim có lời thoại đơn giản (series phim Friends hay Extra), bởi vì chúng gần gũi và dễ hiểu. Đừng bao giờ chọn ‘Romeo and Juliet’ để bắt đầu vì cách sử dụng từ của Shakespeare là ‘tiếng Anh của cách đây nhiều thế kỷ’ nên không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa.
3. Sử dụng từ điển. Hãy lựa chọn một bộ phim có phụ đề và khi nghe một từ bạn thấy thú vị nhưng chưa hiểu được nghĩa, bạn có thể sử dụng từ điển để tìm hiểu.
4. Nhắc lại các cụm từ ngắn. Thi thoảng, có thể bạn sẽ nghe được điều gì đó bạn thấy hứng thú trong các bộ phim, chẳng hạn như các thành ngữ, cụm từ hoặc từ lóng (Hell Yeah, Sure thing, You betcha!…). Đó là các từ ngữ được sử dụng phổ biến trong văn nói. Hãy cố gắng nhắc lại chúng và bắt chước ngữ điệu của diễn viên trong phim. Nếu kiên trì làm theo cách này, bạn sẽ thấy tiếng Anh vô cùng thú vị.
5. Xem không phụ đề. Sau khi đã xem phim có phụ đề một đến hai lần (hoặc hơn nếu bạn chưa thực sự hiểu hết nội dung), bạn có thể bắt đầu tắt phụ đề để kiểm tra những gì mình nghe được. Đây là bước khá khó và không hề đơn giản để thực hiện nhưng nếu kiên trì, bạn sẽ thấy khả năng nghe của mình sẽ được cải thiện.
6. Sử dụng một trình phát video (chẳng hạn như VLC) cho phép điều chỉnh tốc độ xem phim nhanh hơn hoặc chậm hơn. Điều này rất hữu ích khi luyện nghe.
7. Không vấn đề gì nếu bạn không nghe được một từ nào đó và hãy bỏ qua chúng. Xem phim là cách học thú vị và hãy học một cách tự nhiên chứ đừng ép buộc.
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng học tiếng Anh qua phim cũng có một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn, nếu không có phụ đề, bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn khi nghe, không thể ghi nhớ lâu nghĩa của từ nếu bỏ qua quá lâu do không được ghi chép lại, việc liên tục tua lại phim để tra cứu nghĩa cũng không phải là một điều tốt và thử thách nhất là đôi khi bạn bị cuốn theo diễn biến cảm xúc hay nội dung phim mà quên mất rằng mình đang xem phim để học… Do vậy, cách tuyệt vời nhất vẫn là kết hợp hài hòa giữa học qua phim và học qua sách vở.
7 bộ phim thú vị để học tiếng Anh
1. Finding Nemo (Truy tìm Nemo)
Finding Nemo là bộ phim kể về chuyến đi đầy khó khăn, gian khổ của chú cá hề Marlin đi tìm con trai mình là Nemo, đồng thời khám phá ra một thế giới đầy lý thú dưới lòng đại dương mà anh chưa hề được biết tới. Mọi chi tiết trong phim, từ những vùng biển rực rỡ sắc màu san hô đến những vùng biển sâu tối tăm đầy nguy hiểm, đều được khắc họa chân thực và sống động. Theo dõi hành trình của cá hề bố Marlin và con trai Nemo xuyên suốt bộ phim, khán giả như được trải nghiệm một chuyến du lịch dưới đáy biển đầy lý thú.
Finding Nemo được đề cử tổng cộng 4 giải Oscar và chiến thắng ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất. Bộ phim lọt vào Top 10 phim hoạt hình xuất sắc mọi thời đại do Viện phim Mỹ bình chọn năm 2008.
2. The Terminator (Kẻ hủy diệt)
The Terminator là một bộ phim điện ảnh ra mắt khán giả vào năm 1984 thuộc thể loại hành động/khoa học viễn tưởng của đạo diễn James Cameron. Schwarzenegger thủ vai kẻ hủy diệt – một nhân vật danh nghĩa, một sát thủ người máy sinh học dường như không thể ngăn chặn, được siêu máy tính điện toán có trí thông minh nhân tạo gửi về năm 1984 từ năm 2029 để giết Sarah Connor.
3. Titanic
Titanic là một bộ phim tình cảm lãng mạn có yếu tố lịch sử của Mỹ phát hành năm 1997, do James Cameron làm đạo diễn, viết kịch bản, đồng sản xuất, đồng biên tập và hỗ trợ tài chính một phần. Phim lấy ý tưởng dựa trên vụ đắm tàu RMS Titanic nổi tiếng trong lịch sử vào năm 1912, với sự tham gia của các diễn viên chính Leonardo DiCaprio và Kate Winslet trong vai hai con người đến từ hai tầng lớp khác nhau trong xã hội – họ đem lòng yêu nhau trên chuyến ra khơi đầu tiên của con tàu xấu số.
4. Harry Potter
Harry Potter là bộ phim được chuyển thể từ của bộ truyện cùng tên (gồm bảy phần) của nữ văn sĩ Anh J. K. Rowling. Bộ truyện viết về những cuộc phiêu lưu vào thế giới phù thủy của cậu bé Harry Potter và những người bạn Ronald Weasley, Hermione Granger tại Trường Phù thủy và Pháp sư Hogwarts. Những cuộc phiêu lưu tập trung vào cuộc chiến của Harry Potter trong việc chống lại tên Chúa tể hắc ám Voldemort – người có tham vọng muốn trở nên bất tử, thống trị thế giới phù thủy, nô dịch hóa những người không có pháp thuật và tiêu diệt những ai cản đường hắn, đặc biệt là Harry Potter.
5. Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao)
Star Wars lấy bối cảnh diễn ra giữa một thiên hà hư cấu xoay quanh cuộc chiến kéo dài giữa hai thế lực đối đầu đó là các hiệp sĩ Jedi và các chiến binh người Sith. Một trong những yếu tố nổi bật của Chiến tranh giữa các vì sao là ‘Thần lực’ – nguồn năng lượng xuất hiện ở khắp nơi và có thể được khai thác bởi những người có khả năng đó. Star Wars hiện đã ra mắt các phần sau: Episode IV – A New Hope (1977), Episode V – The Empire Strikes Back (1980), Episode VI – Return of the Jedi (1983), Episode I – The Phantom Menace (1999), Episode II – Attack of the Clones (2002), Episode III – Revenge of the Sith (2005) và Episode VII – The Force Awakens (2015).
6. Lord of the Rings (Chúa tể của những chiếc nhẫn)
Lord of the Rings là một trong những series phim thành công nhất trong thể loại phim giả tưởng. Lấy bối cảnh vùng Middle-earth, bộ phim kể về cuộc hành trình tiêu diệt Chiếc nhẫn quyền lực (One Ring) của một người Hobbit tên là Frodo Baggins. Số phận của Middle-earth nằm trong tay Frodo và tám người bạn trong Hiệp hội bảo vệ nhẫn (The Fellowship of the Ring) trong chuyến đi tới núi Doom ở Mordo – nơi duy nhất có thể phá huỷ chiếc nhẫn One Ring của Chúa tể bóng tối Sauron.
7. Pirates of the Caribbean (Cướp biển vùng Caribe)
Cướp biển vùng Caribbean là một bộ phim thuộc thể loại giả tưởng, xoay quanh những cuộc phiêu lưu của thuyền trưởng Jack Sparrow, Hector Barbossa, Joshamee Gibbs, Will Turner và Elizabeth Swann. Loạt phim đặt trong bối cảnh lịch sư hư cấu: một thế giới phần lớn bị thống trị bởi hỗn tạp những phiên bản thay thế của Đế quốc Anh và Công ty Đông Ấn (East India Company), với những tên cướp biển đại diện cho sự tự do từ các thế lực thống trị đó. Phim hiện đã ra mắt 4 phần Cướp biển vùng Caribbean: Lời nguyền của tàu Ngọc trai Đen (2003), Cướp biển vùng Caribbean: Chiếc rương tử thần (2006), Cướp biển vùng Caribbean: Nơi tận cùng thế giới (2007), Cướp biển vùng Caribbean: Dòng thủy triều lạ (2011) và phần 5 Cướp biển vùng Caribbean: Người chết không kể chuyện dự kiến sẽ được công chiếu vào năm 2017.
Chắc chắn là ngoài 7 bom tấn này, bạn cũng sẽ có những lựa chọn khác, tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tìm được những bộ phim phù hợp với trình độ tiếng Anh hiện tại và kiên trì học tập để đạt kết quả tốt nhất.
Cập nhật: 14/06/2016 Vân Anh – Theo Fluentu
Chinh phục một thứ tiếng nước ngoài không phải là điều dễ khi có sự khác biệt giữa nền văn hóa của người học và nền văn hóa của ngôn ngữ đó. Do vậy, ngay cả khi xem phim để học tiếng Anh thì bạn cũng sẽ gặp khó khăn do không thể hiểu diễn viên đang nói gì hoặc ý của họ là gì mặc dù đã nghe được chính xác từ mô tả.
Dưới đây là một vài bí quyết nhỏ giúp bạn học tiếng Anh qua phim dễ dàng hơn, bao gồm cả việc tiếp nhận từ, cụm từ mới, đoán ý nghĩa từ bằng cách dựa vào ngữ cảnh và nhiều hơn nữa.
3 lý do nên học tiếng Anh qua phim
1. Bạn sẽ được học tiếng Anh thật sự chứ không còn là học qua sách vở nữa
Một thực tế là không phải những gì bạn học qua sách hay học tại các lớp học/trung tâm đều là những gì mà người bản địa nói. Chẳng hạn, ở cấp độ mới bắt đầu, có thể bạn sẽ được dạy cách nói ‘it’s a quarter to seven’ (một cách nói về thời gian, ám chỉ 6h45 hoặc 7 giờ kém 15) hoặc ‘it’s raining cats and dogs’ (mưa như trút nước). Hai câu ví dụ này đều đúng về ngữ pháp nhưng chính xác là không được sử dụng nhiều trong giao tiếp.
Ngược lại, khi xem phim, bạn sẽ học được cách nói tự nhiên và đó gần như cũng là những gì bạn sẽ nghe được khi nói chuyện trực tiếp với một người bản địa. Vì vậy, học tiếng Anh qua phim rất tốt nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng nói (Speaking) của mình.
2. Bạn học từ trong văn cảnh (Context)
Đây là một trong những ưu điểm không thể phủ nhận của việc học ngoại ngữ qua phim ảnh. Chẳng hạn, nếu liên tục xem phim về chủ đề tội phạm thì sau khi xem khoảng 10 đến 20 bộ phim, bạn sẽ bắt đầu học được các từ vựng liên quan đến tội phạm, cảnh sát.
Thường nếu theo cách truyền thống (qua sách vở), chúng ta sẽ được học các danh sách từ vựng hoặc từ vựng theo chủ đề một cách máy móc. Vấn đề ở chỗ những gì bạn đã cố gắng ghi nhớ bằng cách học thuộc lòng chỉ là nghĩa của từ chứ không phải là cách sử dụng (được sử dụng trong các tình huống nào và nói như thế nào) của từ đó.
Chẳng hạn, với từ ‘detective’. Trong từ điển, nó được giải thích nghĩa là ‘một người điều tra tội phạm’. Tuy nhiên nếu không sử dụng thì từ này rất dễ quên bởi trong các tình huống giao tiếp hàng ngày, rất ít khi bạn cần đến nó. Hơn nữa, đây cũng không phải là một từ thông dụng khi nói.
Trong khi đó, nếu học qua phim, bạn sẽ biết ‘detective’ có thể được dùng dưới nhiều hình thức. Nó có thể đặt trước tên một người để chỉ tước vị của người đó, chẳng hạn Detective Beckett (thám tử Beckett) hay chỉ nghề nghiệp của một người (he’s a detective – anh ấy là một thám tử) hay đặt sau một tính từ miêu tả (you lousy detective – anh là một thám tử tồi). Bạn có thể thấy đấy, trong văn nói, đôi khi một từ được sử dụng mà chẳng cần phải tuân theo một quy tắc ngữ pháp nào cả (you lousy detective) nhưng vẫn đảm bảo người nghe hiểu được nội dung muốn truyền tải.
‘Killing two birds with one stone – Một mũi tên trúng hai đích’, bạn sẽ chẳng thể nào nhớ được nghĩa và cách sử dụng của thành ngữ này nếu chỉ học qua sách vở.
3. Bạn biết được cách mà mọi thứ được nói
Trong tiếng Anh, 30% những gì nói ra được thể hiện qua từ ngữ, vậy 70% còn lại là cái gì?
70% còn lại nằm ở cách mà bạn nói. Đó chính là biểu hiện trên khuôn mặt (nụ cười, cái nhíu mày….) và giọng điệu của bạn (chẳng hạn như lúc bạn giận dữ hay bạn buồn, giọng điệu sẽ khác).
Và đối với hầu hết các quốc gia sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ chính thì ‘How’ (cách nói) quan trọng hơn rất nhiều so với ‘What’ (nói cái gì).
Hãy cùng thử một ví dụ với câu ‘I Love You’:
Việc thay đổi trọng âm câu nhằm nhấn mạnh các ý định khác nhau của người nói:
I ‘love you. (Tôi yêu em – chứ không phải là thích).
‘I love you. (Tôi – chứ không phải ai khác – yêu em).
I love ‘you. (Người tôi yêu là em – chứ không phải ai khác)
Nếu nói to ‘I…LOVE…YOU’ thì người nói đang muốn thú nhận tình yêu của mình.
Nếu nói to, liền mạch ‘I LOVE YOU’ thì người nói đang muốn thể hiện tình yêu với sự giận dữ.
Rõ ràng,có thể thấy, nếu chỉ học qua sách vở thì khi giao tiếp, bạn dễ bị nhầm lần. Trong khi xem phim, các nhân vật sẽ biểu lộ cảm xúc như buồn, tức giận, ngạc nhiên hay hạnh phúc và bạn có thể dễ dàng đoán ra được ý nghĩa của tình huống. Thế nên, muốn giỏi tiếng Anh, bạn buộc phải hiểu được các ‘sắc thái’ khác nhau của từ ngữ.
7 bí quyết học tiếng Anh qua phim
1. Lựa chọn bộ phim bạn yêu thích. Nếu chọn một bộ phim theo giới thiệu của bạn bè mà bạn chẳng hề thích thì việc học sẽ rất nhàm chán và bạn không thể tập trung được. Hãy nhớ là với cùng một thứ, nó có thể mang đến thành công cho người khác nhưng có thể không phải cho bạn.
Bạn có thể truy cập vào trang web Rotten Tomatoes để xem các bình luận và review của hàng ngàn bộ phim. Sau đó, hãy lựa chọn cho mình một bộ phim lý tưởng nhất.
2. Lựa chọn một bộ phim phù hợp với ‘level’ tiếng Anh hiện tại của bạn. Chẳng hạn, với những người mới bắt đầu học (Beginner), bạn nên xem phim hoạt hình và các phim có lời thoại đơn giản (series phim Friends hay Extra), bởi vì chúng gần gũi và dễ hiểu. Đừng bao giờ chọn ‘Romeo and Juliet’ để bắt đầu vì cách sử dụng từ của Shakespeare là ‘tiếng Anh của cách đây nhiều thế kỷ’ nên không phải ai cũng hiểu hết được ý nghĩa.
3. Sử dụng từ điển. Hãy lựa chọn một bộ phim có phụ đề và khi nghe một từ bạn thấy thú vị nhưng chưa hiểu được nghĩa, bạn có thể sử dụng từ điển để tìm hiểu.
4. Nhắc lại các cụm từ ngắn. Thi thoảng, có thể bạn sẽ nghe được điều gì đó bạn thấy hứng thú trong các bộ phim, chẳng hạn như các thành ngữ, cụm từ hoặc từ lóng (Hell Yeah, Sure thing, You betcha!…). Đó là các từ ngữ được sử dụng phổ biến trong văn nói. Hãy cố gắng nhắc lại chúng và bắt chước ngữ điệu của diễn viên trong phim. Nếu kiên trì làm theo cách này, bạn sẽ thấy tiếng Anh vô cùng thú vị.
5. Xem không phụ đề. Sau khi đã xem phim có phụ đề một đến hai lần (hoặc hơn nếu bạn chưa thực sự hiểu hết nội dung), bạn có thể bắt đầu tắt phụ đề để kiểm tra những gì mình nghe được. Đây là bước khá khó và không hề đơn giản để thực hiện nhưng nếu kiên trì, bạn sẽ thấy khả năng nghe của mình sẽ được cải thiện.
6. Sử dụng một trình phát video (chẳng hạn như VLC) cho phép điều chỉnh tốc độ xem phim nhanh hơn hoặc chậm hơn. Điều này rất hữu ích khi luyện nghe.
7. Không vấn đề gì nếu bạn không nghe được một từ nào đó và hãy bỏ qua chúng. Xem phim là cách học thú vị và hãy học một cách tự nhiên chứ đừng ép buộc.
Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng học tiếng Anh qua phim cũng có một số hạn chế nhất định. Chẳng hạn, nếu không có phụ đề, bạn sẽ gặp khá nhiều khó khăn khi nghe, không thể ghi nhớ lâu nghĩa của từ nếu bỏ qua quá lâu do không được ghi chép lại, việc liên tục tua lại phim để tra cứu nghĩa cũng không phải là một điều tốt và thử thách nhất là đôi khi bạn bị cuốn theo diễn biến cảm xúc hay nội dung phim mà quên mất rằng mình đang xem phim để học… Do vậy, cách tuyệt vời nhất vẫn là kết hợp hài hòa giữa học qua phim và học qua sách vở.
7 bộ phim thú vị để học tiếng Anh
1. Finding Nemo (Truy tìm Nemo)
Finding Nemo là bộ phim kể về chuyến đi đầy khó khăn, gian khổ của chú cá hề Marlin đi tìm con trai mình là Nemo, đồng thời khám phá ra một thế giới đầy lý thú dưới lòng đại dương mà anh chưa hề được biết tới. Mọi chi tiết trong phim, từ những vùng biển rực rỡ sắc màu san hô đến những vùng biển sâu tối tăm đầy nguy hiểm, đều được khắc họa chân thực và sống động. Theo dõi hành trình của cá hề bố Marlin và con trai Nemo xuyên suốt bộ phim, khán giả như được trải nghiệm một chuyến du lịch dưới đáy biển đầy lý thú.
Finding Nemo được đề cử tổng cộng 4 giải Oscar và chiến thắng ở hạng mục Phim hoạt hình hay nhất. Bộ phim lọt vào Top 10 phim hoạt hình xuất sắc mọi thời đại do Viện phim Mỹ bình chọn năm 2008.
2. The Terminator (Kẻ hủy diệt)
The Terminator là một bộ phim điện ảnh ra mắt khán giả vào năm 1984 thuộc thể loại hành động/khoa học viễn tưởng của đạo diễn James Cameron. Schwarzenegger thủ vai kẻ hủy diệt – một nhân vật danh nghĩa, một sát thủ người máy sinh học dường như không thể ngăn chặn, được siêu máy tính điện toán có trí thông minh nhân tạo gửi về năm 1984 từ năm 2029 để giết Sarah Connor.
3. Titanic
Titanic là một bộ phim tình cảm lãng mạn có yếu tố lịch sử của Mỹ phát hành năm 1997, do James Cameron làm đạo diễn, viết kịch bản, đồng sản xuất, đồng biên tập và hỗ trợ tài chính một phần. Phim lấy ý tưởng dựa trên vụ đắm tàu RMS Titanic nổi tiếng trong lịch sử vào năm 1912, với sự tham gia của các diễn viên chính Leonardo DiCaprio và Kate Winslet trong vai hai con người đến từ hai tầng lớp khác nhau trong xã hội – họ đem lòng yêu nhau trên chuyến ra khơi đầu tiên của con tàu xấu số.
4. Harry Potter
Harry Potter là bộ phim được chuyển thể từ của bộ truyện cùng tên (gồm bảy phần) của nữ văn sĩ Anh J. K. Rowling. Bộ truyện viết về những cuộc phiêu lưu vào thế giới phù thủy của cậu bé Harry Potter và những người bạn Ronald Weasley, Hermione Granger tại Trường Phù thủy và Pháp sư Hogwarts. Những cuộc phiêu lưu tập trung vào cuộc chiến của Harry Potter trong việc chống lại tên Chúa tể hắc ám Voldemort – người có tham vọng muốn trở nên bất tử, thống trị thế giới phù thủy, nô dịch hóa những người không có pháp thuật và tiêu diệt những ai cản đường hắn, đặc biệt là Harry Potter.
5. Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao)
Star Wars lấy bối cảnh diễn ra giữa một thiên hà hư cấu xoay quanh cuộc chiến kéo dài giữa hai thế lực đối đầu đó là các hiệp sĩ Jedi và các chiến binh người Sith. Một trong những yếu tố nổi bật của Chiến tranh giữa các vì sao là ‘Thần lực’ – nguồn năng lượng xuất hiện ở khắp nơi và có thể được khai thác bởi những người có khả năng đó. Star Wars hiện đã ra mắt các phần sau: Episode IV – A New Hope (1977), Episode V – The Empire Strikes Back (1980), Episode VI – Return of the Jedi (1983), Episode I – The Phantom Menace (1999), Episode II – Attack of the Clones (2002), Episode III – Revenge of the Sith (2005) và Episode VII – The Force Awakens (2015).
6. Lord of the Rings (Chúa tể của những chiếc nhẫn)
Lord of the Rings là một trong những series phim thành công nhất trong thể loại phim giả tưởng. Lấy bối cảnh vùng Middle-earth, bộ phim kể về cuộc hành trình tiêu diệt Chiếc nhẫn quyền lực (One Ring) của một người Hobbit tên là Frodo Baggins. Số phận của Middle-earth nằm trong tay Frodo và tám người bạn trong Hiệp hội bảo vệ nhẫn (The Fellowship of the Ring) trong chuyến đi tới núi Doom ở Mordo – nơi duy nhất có thể phá huỷ chiếc nhẫn One Ring của Chúa tể bóng tối Sauron.
7. Pirates of the Caribbean (Cướp biển vùng Caribe)
Cướp biển vùng Caribbean là một bộ phim thuộc thể loại giả tưởng, xoay quanh những cuộc phiêu lưu của thuyền trưởng Jack Sparrow, Hector Barbossa, Joshamee Gibbs, Will Turner và Elizabeth Swann. Loạt phim đặt trong bối cảnh lịch sư hư cấu: một thế giới phần lớn bị thống trị bởi hỗn tạp những phiên bản thay thế của Đế quốc Anh và Công ty Đông Ấn (East India Company), với những tên cướp biển đại diện cho sự tự do từ các thế lực thống trị đó. Phim hiện đã ra mắt 4 phần Cướp biển vùng Caribbean: Lời nguyền của tàu Ngọc trai Đen (2003), Cướp biển vùng Caribbean: Chiếc rương tử thần (2006), Cướp biển vùng Caribbean: Nơi tận cùng thế giới (2007), Cướp biển vùng Caribbean: Dòng thủy triều lạ (2011) và phần 5 Cướp biển vùng Caribbean: Người chết không kể chuyện dự kiến sẽ được công chiếu vào năm 2017.
Chắc chắn là ngoài 7 bom tấn này, bạn cũng sẽ có những lựa chọn khác, tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là tìm được những bộ phim phù hợp với trình độ tiếng Anh hiện tại và kiên trì học tập để đạt kết quả tốt nhất.
Cập nhật: 14/06/2016 Vân Anh – Theo Fluentu