Về tác giả: Victor Balasalà một người đóng góp nội dung tại Hongkiat.com, tham gia viết blog trên victorstuff.com và cũng là một startup. Dự án mới nhất của anh là Redraw.io – một nền tảng tự động hóa được xây dựng trên nền web hỗ trợ tạo, xuất bản và phân tích các ứng dụng di động.
‘Thế hệ Z’, ‘Thế hệ số’ hay ‘Gen Z’ là thuật ngữ chung chỉ những người được sinh ra từ giữa những năm 90 đến đầu những năm 2000, chịu tác động rất mạnh của các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng và sự phát triển của công nghệ hiện đại. Không những thế, thế hệ này còn rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, ưa thích thông tin nhanh gọn, giật gân, phát triển nhiều tính cách mới và có những sở thích hoàn toàn khác với các thế hệ trước.
Khác với thế hệ Z, thế hệ Y, trong tiếng Anh được đề cập với thuật ngữ ‘Millennials’ – chỉ những người được sinh ra trong giai đoạn từ năm 1982 – 1993. Ở Việt Nam, họ thường được gọi là thế hệ 8X, nửa đầu 9X. Đây chính là phân khúc khách hàng chiếm thị phần và sức mua khá lớn.
Theo thống kê của GenerationZ.com.uk, vào năm 2015 trên thế giới có khoảng 2 tỷ người thuộc thế hệ Z, tức 27% dân số thế giới. Họ tập trung đông nhất ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nigeria, châu Âu và Mỹ cũng có số lượng không nhỏ. Riêng tại Việt Nam, đợt điều tra vào năm ngoái cho thấy hiện có khoảng 14,4 triệu người thuộc thế hệ Z.
Thế hệ Z có khác gì so với thế hệ Y? Như trên đã nói, thế hệ Z chịu tác động mạnh của công nghệ cảm ứng. Họ có nhu cầu ở nhà giao lưu trực tuyến qua mạng xã hội, ứng dụng chat và các website kết bạn hơn là đi ra ngoài để trò chuyện trực tiếp. Chính vì lý do này mà ‘Gen Z’ cũng ảnh hưởng nhiều tới các quyết định mua sắm trong gia đình, đặc biệt là đồ dùng điện tử, nhà cung cấp mạng hay các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Nói chung, Internet có thể xem là tiêu chí chuẩn nhất để phân biệt ‘Gen Y’ và ‘Gen Z’.
Thế hệ Z được đánh giá là khó hiểu, đa nghi hơn các thế hệ trước và dường như các quyết định phụ thuộc rất nhiều vào lượng thông tin họ đọc được trên mạng xã hội. Chính vì điều này mà một lời khuyên cho doanh nghiệp đó là hãy trung thực khi đăng các nội dung quảng cáo lên Internet.
Một khảo sát khác cũng cho thấy thế hệ Z được nuông chiều, chưa thực sự trưởng thành và kỹ năng giao tiếp kém. Điều này được giải thích là do thói quen sử dụng các thiết bị cảm ứng quá nhiều, được bao bọc bởi gia đình và nhiều trong số đó còn hình thành các cá tính ‘đặc biệt’, dẫn tới việc nắm bắt nhu cầu tâm lý của thế hệ này không hề dễ.
Ngoài ra, một điểm thú vị khác là thế hệ Z rất dễ bị tác động bởi các trào lưu, đám đông, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội mang tính cộng đồng như bảo vệ môi trường hay bảo vệ động vật hoang dã…
Xét về khía cạnh tuyển dụng, ‘Gen Z’ cũng là một thế hệ đầy tài năng với khả năng sáng tạo vô cùng lớn do họ biết cách khai thác những điểm mạnh của công nghệ, tự phát triển tài năng, thích tìm tòi, khám phá, thích thể hiện mình và nhiều hơn nữa những điểm tích cực khác. Tuy nhiên, trước khi quyết định nhắm mục tiêu đến đối tượng người lao động này, các nhà tuyển dụng cũng cần nắm được các đặc điểm sau:
1. Thế hệ Z là những người thích phá luật
Thế hệ Z trước hết là những người thích phá vỡ các nguyên tắc và gần như bạn khó có thể ép buộc họ làm theo một tiêu chuẩn cứng nhắc nào đó. Ở khía cạnh khác, thế giới chúng ta đang sống ngày càng phụ thuộc nhiều vào các tiến bộ kỹ thuật nên sẽ có một thời điểm mà ‘những người thích phá luật này’ lại trở thành đòn bẩy để tạo ra sự đột phá.
Tôi nhận thấy rằng việc tuyển dụng những ứng viên thuộc ‘thế hệ số’ vào một công ty công nghệ và thiết lập sự giám sát là một sự cá cược an toàn thay vì từ chối hồ sơ xin việc do lo ngại những suy nghĩ ‘ngông cuồng’ của họ. Số lượng các ý tưởng được đưa ra trong phòng ‘brainstorming’, tinh thần thảo luận và các giải pháp bất ngờ rõ ràng rất xứng đáng để mạo hiểm.
2. Họ cần những khoản phụ cấp đặc biệt
Những CEO lớn tuổi thường tỏ ra không hài lòng khi nghĩ đến việc dành cho ‘thế hệ Z’ những khoản phụ cấp đặc biệt.
Họ cảm thấy khó khăn khi phải làm việc theo giờ hành chính hay bất kỳ một giới hạn ‘nhân tạo’ nào khác. Nhưng họ lại rất sẵn sàng khi phải làm thêm giờ để nghĩ về các ý tưởng, tham gia các dự án lớn đòi hỏi tính sáng tạo và có thử thách cao, sẵn sàng di chuyển môi trường làm việc cách xa gia đình hàng trăm dặm và những thiết bị di động sẽ giúp họ khai phá khả năng bản thân nhiều hơn nữa.
3. Họ cũng cần một số quyền tự do nhất định
Thế hệ Z cần không gian để sáng tạo và thể hiện bản thân mình. Họ cần bàn làm việc riêng, một không gian riêng để nghĩ về các ý tưởng, tạo cảm hứng, động lực và thư giãn. Nếu chấp nhận nhân viên không có máy tính, không có bàn, không được cá nhân hóa về công cụ làm việc thì họ sẽ không thể nào phát huy được năng lực của mình.
Đối với họ, đó là bản chất thứ hai. Đối với những ngườ khác, đó là tương lai mà chúng ta không thể đảo lộn.
4. Họ là những kẻ tham lam và nóng nảy nhưng có thể đào tạo được
Thế hệ Z được cho là tham lam nhưng nhìn chung, không cảm thấy xấu hổ khi phải đối đầu. Mặc dù lạc quan về tiềm năng của mình có thể tạo nên sự vĩ đại – vì hầu hết những người trẻ ở khắp mọi nơi đều như vậy – nhưng đa phần ‘Gen Z’ cũng cởi mở cho tất cả những lời chỉ trích mang tính xây dựng.
Bằng cách đặt điểm yếu này sang một bên trong quá trình đào tạo và thiết lập những cuộc họp đánh giá thường xuyên, bạn có thể kiểm soát những nhân viên ‘cứng đầu này’ để giúp họ phát triển các điểm mạnh trong công việc.
5. Họ có quan điểm (và chúng có thể sẽ là tài sản của bạn)
Một con người đầy nhiệt huyết không bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội nào để thể hiện quan điểm của mình sẽ là người bạn cần cân nhắc khi đang tìm cách phát triển tổ chức. Những người trẻ thường nhìn nhận vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau và đó chính là tài sản lớn nhất mà một ông chủ như bạn đang có.
Chưa kể đến điều trên, vì khả năng sẵn sàng đưa ra quan điểm và với sự liều lĩnh của tuổi trẻ, bạn có thể hy vọng nhiều vào ‘Gen Z’ trong việc trung thành với lý tưởng của mình và hạn chế đến mức tối thiểu bị tác động bởi những yếu tố xung quanh – một sự trung thực đến ‘tàn bạo’ là thứ mà bất kỳ CEO nào cũng đánh giá rất cao khi tuyển dụng.
6. Họ đi ‘lang thang’ bởi vì họ tìm kiếm các thử thách
‘Gen Z’ có xu hướng nhảy việc sau khoảng một năm hoặc vài năm. Sau một thời gian học việc, được đào tạo, tham gia các dự án và đến thời điểm chín muồi, học sẽ ‘dứt áo ra đi’ để tìm kiếm cơ hội mới.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ ở đây là họ không phải ‘bong tróc’ một cách mặc định. Chỉ cần bạn có các thử thách mới, họ sẵn sàng ở lại để cống hiến.
7. Họ có thể điều khiển
Thế hệ Z có tham vọng nghề nghiệp nhiều hơn so với thế hệ Y. Do đó, giải pháp để giữ chân những con người này đó là đưa họ tham gia sâu hơn vào văn hóa và tương lai của doanh nghiệp.
Dành cho họ một tiếng nói, một người cố vấn và một sự rõ ràng về các đãi ngộ, phần thưởng là chìa khóa quan trọng để bạn phát triển công ty bằng cách khai thác nhiệt huyết tuổi trẻ của họ.
Với tất cả những điều trên, rõ ràng các nhà quản lý có tầm nhìn sẽ sẵn sàng tuyển dụng thế hệ Z để đưa họ gia nhập vào đội ngũ nhân sự của mình. Tất nhiên, muốn có được thành công thì bạn cũng cần đến một nghệ thuật lãnh đạo thật khéo léo để trao quyền nhưng vẫn giữ họ nằm trong tầm kiểm soát.
Cập nhật: 16/06/2016 Vân Anh – Theo Hongkiat
‘Thế hệ Z’, ‘Thế hệ số’ hay ‘Gen Z’ là thuật ngữ chung chỉ những người được sinh ra từ giữa những năm 90 đến đầu những năm 2000, chịu tác động rất mạnh của các thiết bị điện tử như smartphone, máy tính bảng và sự phát triển của công nghệ hiện đại. Không những thế, thế hệ này còn rất nhạy cảm với môi trường xung quanh, ưa thích thông tin nhanh gọn, giật gân, phát triển nhiều tính cách mới và có những sở thích hoàn toàn khác với các thế hệ trước.
Khác với thế hệ Z, thế hệ Y, trong tiếng Anh được đề cập với thuật ngữ ‘Millennials’ – chỉ những người được sinh ra trong giai đoạn từ năm 1982 – 1993. Ở Việt Nam, họ thường được gọi là thế hệ 8X, nửa đầu 9X. Đây chính là phân khúc khách hàng chiếm thị phần và sức mua khá lớn.
Theo thống kê của GenerationZ.com.uk, vào năm 2015 trên thế giới có khoảng 2 tỷ người thuộc thế hệ Z, tức 27% dân số thế giới. Họ tập trung đông nhất ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nigeria, châu Âu và Mỹ cũng có số lượng không nhỏ. Riêng tại Việt Nam, đợt điều tra vào năm ngoái cho thấy hiện có khoảng 14,4 triệu người thuộc thế hệ Z.
Thế hệ Z có khác gì so với thế hệ Y? Như trên đã nói, thế hệ Z chịu tác động mạnh của công nghệ cảm ứng. Họ có nhu cầu ở nhà giao lưu trực tuyến qua mạng xã hội, ứng dụng chat và các website kết bạn hơn là đi ra ngoài để trò chuyện trực tiếp. Chính vì lý do này mà ‘Gen Z’ cũng ảnh hưởng nhiều tới các quyết định mua sắm trong gia đình, đặc biệt là đồ dùng điện tử, nhà cung cấp mạng hay các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Nói chung, Internet có thể xem là tiêu chí chuẩn nhất để phân biệt ‘Gen Y’ và ‘Gen Z’.
Thế hệ Z được đánh giá là khó hiểu, đa nghi hơn các thế hệ trước và dường như các quyết định phụ thuộc rất nhiều vào lượng thông tin họ đọc được trên mạng xã hội. Chính vì điều này mà một lời khuyên cho doanh nghiệp đó là hãy trung thực khi đăng các nội dung quảng cáo lên Internet.
Một khảo sát khác cũng cho thấy thế hệ Z được nuông chiều, chưa thực sự trưởng thành và kỹ năng giao tiếp kém. Điều này được giải thích là do thói quen sử dụng các thiết bị cảm ứng quá nhiều, được bao bọc bởi gia đình và nhiều trong số đó còn hình thành các cá tính ‘đặc biệt’, dẫn tới việc nắm bắt nhu cầu tâm lý của thế hệ này không hề dễ.
Ngoài ra, một điểm thú vị khác là thế hệ Z rất dễ bị tác động bởi các trào lưu, đám đông, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội mang tính cộng đồng như bảo vệ môi trường hay bảo vệ động vật hoang dã…
Xét về khía cạnh tuyển dụng, ‘Gen Z’ cũng là một thế hệ đầy tài năng với khả năng sáng tạo vô cùng lớn do họ biết cách khai thác những điểm mạnh của công nghệ, tự phát triển tài năng, thích tìm tòi, khám phá, thích thể hiện mình và nhiều hơn nữa những điểm tích cực khác. Tuy nhiên, trước khi quyết định nhắm mục tiêu đến đối tượng người lao động này, các nhà tuyển dụng cũng cần nắm được các đặc điểm sau:
1. Thế hệ Z là những người thích phá luật
Thế hệ Z trước hết là những người thích phá vỡ các nguyên tắc và gần như bạn khó có thể ép buộc họ làm theo một tiêu chuẩn cứng nhắc nào đó. Ở khía cạnh khác, thế giới chúng ta đang sống ngày càng phụ thuộc nhiều vào các tiến bộ kỹ thuật nên sẽ có một thời điểm mà ‘những người thích phá luật này’ lại trở thành đòn bẩy để tạo ra sự đột phá.
Tôi nhận thấy rằng việc tuyển dụng những ứng viên thuộc ‘thế hệ số’ vào một công ty công nghệ và thiết lập sự giám sát là một sự cá cược an toàn thay vì từ chối hồ sơ xin việc do lo ngại những suy nghĩ ‘ngông cuồng’ của họ. Số lượng các ý tưởng được đưa ra trong phòng ‘brainstorming’, tinh thần thảo luận và các giải pháp bất ngờ rõ ràng rất xứng đáng để mạo hiểm.
2. Họ cần những khoản phụ cấp đặc biệt
Những CEO lớn tuổi thường tỏ ra không hài lòng khi nghĩ đến việc dành cho ‘thế hệ Z’ những khoản phụ cấp đặc biệt.
Họ cảm thấy khó khăn khi phải làm việc theo giờ hành chính hay bất kỳ một giới hạn ‘nhân tạo’ nào khác. Nhưng họ lại rất sẵn sàng khi phải làm thêm giờ để nghĩ về các ý tưởng, tham gia các dự án lớn đòi hỏi tính sáng tạo và có thử thách cao, sẵn sàng di chuyển môi trường làm việc cách xa gia đình hàng trăm dặm và những thiết bị di động sẽ giúp họ khai phá khả năng bản thân nhiều hơn nữa.
3. Họ cũng cần một số quyền tự do nhất định
Thế hệ Z cần không gian để sáng tạo và thể hiện bản thân mình. Họ cần bàn làm việc riêng, một không gian riêng để nghĩ về các ý tưởng, tạo cảm hứng, động lực và thư giãn. Nếu chấp nhận nhân viên không có máy tính, không có bàn, không được cá nhân hóa về công cụ làm việc thì họ sẽ không thể nào phát huy được năng lực của mình.
Đối với họ, đó là bản chất thứ hai. Đối với những ngườ khác, đó là tương lai mà chúng ta không thể đảo lộn.
4. Họ là những kẻ tham lam và nóng nảy nhưng có thể đào tạo được
Thế hệ Z được cho là tham lam nhưng nhìn chung, không cảm thấy xấu hổ khi phải đối đầu. Mặc dù lạc quan về tiềm năng của mình có thể tạo nên sự vĩ đại – vì hầu hết những người trẻ ở khắp mọi nơi đều như vậy – nhưng đa phần ‘Gen Z’ cũng cởi mở cho tất cả những lời chỉ trích mang tính xây dựng.
Bằng cách đặt điểm yếu này sang một bên trong quá trình đào tạo và thiết lập những cuộc họp đánh giá thường xuyên, bạn có thể kiểm soát những nhân viên ‘cứng đầu này’ để giúp họ phát triển các điểm mạnh trong công việc.
5. Họ có quan điểm (và chúng có thể sẽ là tài sản của bạn)
Một con người đầy nhiệt huyết không bỏ lỡ bất kỳ một cơ hội nào để thể hiện quan điểm của mình sẽ là người bạn cần cân nhắc khi đang tìm cách phát triển tổ chức. Những người trẻ thường nhìn nhận vấn đề theo nhiều khía cạnh khác nhau và đó chính là tài sản lớn nhất mà một ông chủ như bạn đang có.
Chưa kể đến điều trên, vì khả năng sẵn sàng đưa ra quan điểm và với sự liều lĩnh của tuổi trẻ, bạn có thể hy vọng nhiều vào ‘Gen Z’ trong việc trung thành với lý tưởng của mình và hạn chế đến mức tối thiểu bị tác động bởi những yếu tố xung quanh – một sự trung thực đến ‘tàn bạo’ là thứ mà bất kỳ CEO nào cũng đánh giá rất cao khi tuyển dụng.
6. Họ đi ‘lang thang’ bởi vì họ tìm kiếm các thử thách
‘Gen Z’ có xu hướng nhảy việc sau khoảng một năm hoặc vài năm. Sau một thời gian học việc, được đào tạo, tham gia các dự án và đến thời điểm chín muồi, học sẽ ‘dứt áo ra đi’ để tìm kiếm cơ hội mới.
Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ ở đây là họ không phải ‘bong tróc’ một cách mặc định. Chỉ cần bạn có các thử thách mới, họ sẵn sàng ở lại để cống hiến.
7. Họ có thể điều khiển
Thế hệ Z có tham vọng nghề nghiệp nhiều hơn so với thế hệ Y. Do đó, giải pháp để giữ chân những con người này đó là đưa họ tham gia sâu hơn vào văn hóa và tương lai của doanh nghiệp.
Dành cho họ một tiếng nói, một người cố vấn và một sự rõ ràng về các đãi ngộ, phần thưởng là chìa khóa quan trọng để bạn phát triển công ty bằng cách khai thác nhiệt huyết tuổi trẻ của họ.
Với tất cả những điều trên, rõ ràng các nhà quản lý có tầm nhìn sẽ sẵn sàng tuyển dụng thế hệ Z để đưa họ gia nhập vào đội ngũ nhân sự của mình. Tất nhiên, muốn có được thành công thì bạn cũng cần đến một nghệ thuật lãnh đạo thật khéo léo để trao quyền nhưng vẫn giữ họ nằm trong tầm kiểm soát.
Cập nhật: 16/06/2016 Vân Anh – Theo Hongkiat